Phi hành gia khám phá "sao Hỏa" trên... Trái đất

Một nhóm nhà khoa học đã đến sống và làm việc tại sa mạc ở Utah (Mỹ) - nơi có những đặc điểm tương đồng với sao Hỏa, để nghiên cứu về khả năng sống sót của con người khi đặt chân lên Hành tinh đỏ.

Dự án Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hỏa (MDRS) đã sử dụng sa mạc ở Utah của Mỹ làm môi trường mô phỏng để nghiên cứu khả năng sống sót của con người ở điều kiện khắc nghiệt, nhằm chuẩn bị cho các sứ mệnh đưa con người lên Hành tinh đỏ trong tương lai.

Các nhóm phi hành đoàn gồm 6 nhà khoa học chuyên về địa chất, sinh học, máy móc,.., sẽ luân phiên nhau danh thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng để sống và làm việc tại Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hỏa trên sa mạc ở Utah.

Trong thời gian này, họ sẽ thực hiện những công việc của các phi hành gia khi đặt chân lên hành tinh đỏ trong tương lai, như lấy mẫu đất đá từ bề mặt sao Hỏa và mang chúng về trạm MDRS, tiến hành các thí nghiệm khoa học sống và nghiên cứu địa hình và địa chất của hành tinh đỏ.

Khi khám phá ngoài trời, các nhà khoa học phải mặc trang phục dành cho các phi hành gia vũ trụ và mang theo bình dưỡng khí. Sau hoành thành các nhiệm vụ ngoài trời, họ sẽ trở về trạm MDRS. Tại đây, họ phải sống trong một không gian nhỏ với nước, điện, thực phẩm và ôxy rất hạn chế.

Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống trên “sao Hỏa” ở Trái đất:


Trạm MDRS được đặt tại sa mạc Utah (Mỹ) - nơi có những đặc điểm tương đồng với sao Hỏa.


Các nhà khoa học tình nguyện khám phá bên ngoài trạm MDRS.


Khi làm nhiệm vụ ngoài trời, các nhà khoa học phải trang phục
dành cho các phi hành gia vũ trụ và mang theo bình dưỡng khí
.


Sạc mạc ở Utah có địa hình và điều kiện khí hậu tương đối giống hành tinh đỏ.


Các nhà khoa học tiến hành lấy mẫu đất đá.


Một nhóm gồm 6 thành viên phải sống trong một không
gian nhỏ với nước, điện, thực phẩm và ôxy rất hạn chế.


Cảnh về đêm tại trạm MDRS.


Các thành viên chuẩn bị bữa ăn trong trạm MDRS.
Họ phải tính toán thực ăn hợp lý cho cả sứ mệnh.


Không gian làm việc tại trạm MDRS rất nhỏ hẹp.


Một nhà khoa học đang kiểm tra cây trồng trong trạm MDRS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News