Phi hành gia lỡ gọi 911 từ ngoài vũ trụ khiến NASA náo loạn

Một phi hành gia Hà Lan lỡ tay quay số 911 từ trạm ISS, làm đội an ninh vội vàng đổ xô đến trung tâm của NASA ở Houston, Texas.

Phi hành gia André Kuipers Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bỏ sót một con số quan trọng khi gọi qua Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston, kết quả là đường dây kết nối với tổng đài điện thoại khẩn cấp của Mỹ, Fox News hôm 5/1 đưa tin. Cuộc gọi của Kuipers làm rung chuông báo động ở trung tâm và đội an ninh nháo nhào chạy tới căn phòng nơi kết nối đường dây. Tuy nhiên, các nhân viên bảo vệ không tìm thấy bất cứ vấn đề gì.

Phi hành gia lỡ gọi 911 từ ngoài vũ trụ khiến NASA náo loạn
Phi hành gia André Kuipers trên trạm ISS. (Ảnh: NASA).

"Nếu bạn ở ngoài vũ trụ và cần gọi qua trung tâm Houston, đầu tiên bạn cần ấn số 9 để gọi ra ngoài và sau đó ấn tiếp 011 cho đường dây quốc tế", Kuipers giải thích. Trong trường hợp này, phi hành gia quên ấn số 0, có nghĩa cuộc gọi của ông được nối thẳng tới dịch vụ khẩn cấp của Mỹ. Kuipers chia sẻ ông bị nhầm lẫn khi ấn số lúc đang trôi nổi trong môi trường không trọng lực. Ngay hôm sau, Kuipers nhận được email với nội dung "Có phải ông gọi cho 911 không?".

Nhà du hành vũ trụ 60 tuổi cho biết công nghệ hiện đại giúp những cuộc gọi về Trái Đất thành công tới 70%. Trên thực tế, các phi hành gia trên trạm ISS có thể thực hiện các cuộc gọi thông thường qua vệ tinh liên lạc, gọi là "Space Skype". Đường truyền này cho phép họ quay số và liên lạc với Trái Đất dễ dàng với chất lượng cao. Khi ở ngoài không gian, phi hành gia không chỉ sử dụng kết nối này để gọi về gia đình mà còn để xem phim và đọc sách ebook.

Kuipers không phải người duy nhất gọi nhầm từ ngoài không gian. Năm 2015, Tim Peake, phi hành gia người Anh thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), từng bấm lộn số cho một người phụ nữ. "Tôi rất muốn xin lỗi người phụ nữ mà tôi gọi nhầm. Tôi nói 'Xin chào, đây có phải Trái Đất không?'. Tôi hỏi rất nghiêm túc chứ không phải có ý trêu đùa, chỉ là tôi bị nhầm một số", Peake chia sẻ trên mạng Twitter.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh những

Cận cảnh những "quái vật" siêu bão ngoài hành tinh

Có những siêu bão ngoài hành tinh có thể nuốt chửng... một vài trái đất hoặc bao phủ toàn bộ thiên thể nó ngự trị.

Đăng ngày: 06/01/2019
Một thiên hà đang lao tới, đe dọa đẩy Trái đất khỏi

Một thiên hà đang lao tới, đe dọa đẩy Trái đất khỏi "vùng sự sống"

Vụ va chạm thiên hà có thể đẩy trái đất khỏi "vùng sự sống", thậm chí làm văng cả Hệ Mặt trời ra xa, đồng thời đánh thức lỗ đen "quái vật" Sagittarius A*

Đăng ngày: 06/01/2019
Sinh con ngoài vũ trụ: Khó nhưng cần có vì tương lai của nhân loại

Sinh con ngoài vũ trụ: Khó nhưng cần có vì tương lai của nhân loại

Bởi lẽ nếu không thể an toàn sinh con đẻ cái ngoài vũ trụ, thì tương lai của con người nhiều khả năng cũng sẽ kết thúc cùng với tương lai của Trái đất.

Đăng ngày: 05/01/2019
Đây là tấm ảnh đầu tiên chụp vùng tối của Mặt trăng, sáng sủa hơn hẳn tên gọi của nó

Đây là tấm ảnh đầu tiên chụp vùng tối của Mặt trăng, sáng sủa hơn hẳn tên gọi của nó

Sáng ngày hôm nay, sứ mệnh thăm dò vùng tối của Mặt Trăng của người Hoa, Chang’e-4, đã chính thức đáp thành công. Phía Trung Quốc chưa công bố tấm ảnh mới nào, cho tới thời điểm này!

Đăng ngày: 04/01/2019
Giải mã hệ Mặt trời từ vật thể vũ trụ hình hột đậu phộng

Giải mã hệ Mặt trời từ vật thể vũ trụ hình hột đậu phộng

Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố một số hình ảnh đầu tiên về hình dạng cụ thể của vật thể Ultima Thule và nó trông giống như hột đậu phộng còn nguyên vỏ.

Đăng ngày: 04/01/2019
Các hành tinh lớn đang

Các hành tinh lớn đang "âm thầm" hình thành bên ngoài Hệ mặt trời

Mới đây, kính viễn vọng ALMA đã phát hiện thấy rất nhiều nhóm ánh sáng có dạng đĩa, là loại vật chất hình thành các hành tinh.

Đăng ngày: 04/01/2019
9 sáng tạo nổi bật nhất ngành hàng không vũ trụ thế giới 2018

9 sáng tạo nổi bật nhất ngành hàng không vũ trụ thế giới 2018

Những sáng tạo nổi bật trong ngành hàng không vũ trụ 2018 mở ra cơ hội cho các hãng hàng không, vũ trụ lớn như NASA, Boeing, Airbus tiếp tục sáng tạo và đổi mới trong năm 2019.

Đăng ngày: 04/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News