Phi hành gia nổi tiếng người Nhật sắp sang Việt Nam
Soichi Noguchi, phi hành gia của đất nước mặt trời mọc sẽ đến thăm và nói chuyện với sinh viên tại Hà Nội vào tháng tới.
Soichi Noguchi sẽ nói chuyện với sinh viên tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia vào chiều 18/6. Chuyến sang Việt Nam lần này của Soichi Noguchi nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.
Phi hành gia này sinh 15/4/1965 tại Kanagawa, Nhật Bản. Hiện ông làm việc tại Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Soichi Noguchi nhận bằng thạc sỹ về kỹ thuật hàng không của Đại học Tokyo năm 1991. Năm 1996, ông làm việc tại Trung tâm phát triển vũ trụ quốc gia Nhật Bản, nay là Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Tháng 4/2001, ông trở thành thành viên của phi hành đoàn STS-114. Đây là chuyến bay đánh dấu sự hoạt động trở lại của đội tàu con thoi của Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) sau thảm hoạ Columbia ngày 1/2/2003. Mục đích chính của chuyến bay là tiếp vận cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), đồng thời tiến hành thử nghiệm và đánh giá các giải pháp an toàn mới được triển khai cho các chuyến bay lên không gian bằng tàu con thoi sau khi tàu Columbia gặp nạn.
Phi hành gia Soichi Noguchi. (Ảnh: iss.jaxa.jp)
Năm 2009, Soichi Noguchi là một trong ba thành viên trên con tàu Soyuz TMA-17 vào vũ trụ, thực hiện sứ mệnh mang một module mới cho ISS giúp hoàn thiện hệ thống vòm Cupola có 7 cửa sổ giúp phi hành gia bên trong có cái nhìn toàn cảnh bên ngoài vũ trụ.
Thời gian này, ông đã trải qua 161 ngày cùng phi hành đoàn trên trạm ISS thực hiện nhiệm vụ. Ông có tổng cộng 163 ngày 5 giờ 33 phút trong vũ trụ tính cả thời gian bay và làm việc trên ISS.
Với lần thực hiện nhiệm vụ trên cùng lần bay ở tàu STS-114, ông đã được ghi nhận là người có thời gian lâu nhất trong không gian của lịch sử bay vào vũ trụ của người Nhật Bản với 177 ngày 3 giờ 5 phút bay trong không gian.
Trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều dự án hợp tác và cùng đạt thành tựu đáng kể trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ, nhất là áp dụng các ứng dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Bảy năm trước, Cơ quan hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) có thỏa thuận đầu tiên về hợp tác khoa học công nghệ giữa hai bên.
Đầu năm ngoái, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ (VAST) đã hợp tác với JAXA và Viện Sinh học Tây Nguyên, tham gia chương trình Hạt giống tương lai châu Á KIBO 2010-2011. Chương trình nhằm mục đích đưa các hạt giống lên trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS trong thời gian 4 tháng và quay trở lại trái đất.
Những năm gần đây, Viện Công nghệ vũ trụ Việt Nam tích cực hợp tác trong các dự án nâng cao năng lực về phát triển công nghệ vũ trụ do Nhật Bản tài trợ, như Dự án SAFE - ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát môi trường, chương trình vệ tinh khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mới đây nhất, Nhật đã tham gia vào dự án hợp tác xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Trung tâm này được xây dựng trên diện tích rộng gần 9 ha nằm trong khuôn viên Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư 54,4 tỷ yen (tương đương gần 700 triệu USD), trong đó nguồn vốn ưu đãi ODA của Nhật Bản chiếm 46,5 tỷ yen.
Mới đây, Nhật Bản cũng tham gia giúp Việt Nam trong việc đưa vệ tinh F-1 của Phòng nghiên cứu không gian FSpace vào không gian tháng 7 năm ngoái.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
