Phi hành gia robot đầu tiên vừa lái tàu không gian đến trạm ISS

Skybot F850 tự mình "lái" tàu Soyuz cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 27/8. Đây là phi hành gia robot đầu tiên trên thế giới làm được việc này.

Ngày 22/8, tàu vũ trụ Soyuz được phóng đi từ Kazakhstan mang theo phi hành gia duy nhất, robot hình người có tên Skybot F850. Đây là chuyến bay thử nghiệm không cần phi hành đoàn, có nhiệm vụ ghép nối và đưa robot lên ISS.


Trạm vũ trụ ISS vừa đón phi hành gia robot đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: NASA).

Theo kế hoạch ban đầu, Soyuz sẽ đến trạm vũ trụ quốc tế vào ngày 24/8. Tuy nhiên quá trình bị hoãn lại do sự cố kỹ thuật. Tập đoàn hàng không vũ trụ Roscosmos của Nga phát hiện vị trí ghép nối tự động trên ISS không hoạt động tốt, có khả năng làm hỏng Soyuz.

Theo The Verge, sau khi các phi hành gia can thiệp vào một số khâu cuối cùng, tàu vũ trụ mang theo robot hình người đã ghép nối thành công và đưa phi hành gia người máy đầu tiên trên thế giới ISS.

Nhiệm vụ đặc biệt này nằm trong kế hoạch thử nghiệm tàu vũ trụ mới của Roscosmos. Trong tương lai, các phi hành gia sẽ di chuyển từ Trái Đất lên ISS bằng tên lửa Soyuz-2.1a mới, thay cho Soyuz-FG đã dùng từ 2002 đến nay.

Roscosmos quyết định sử dụng robot ở vị trí chỉ huy tàu nhằm kiểm tra hoạt động của các bộ phận vừa được nâng cấp và khả năng kết nối giữa ISS với hệ thống phần mềm mới.


Skybot F850 có chế độ tự hành hoặc được con người điều khiển. (Ảnh: Roscosmos).

Skybot F850 không làm việc gì tại ISS. Nó lưu trú tại đây trong 2 tuần để các phi hành gia kiểm tra và đánh giá khả năng thực hiện một số nhiệm vụ ngoài không gian. Sau đó, con robot này được đưa trở lại tàu Soyuz và bay ngược về Trái Đất trong tháng 9.

Theo Space, Skybot F850 (còn được biết đến với tên FEDOR) được phát triển từ năm 2014 bởi một công ty Nga. Nó có 2 chế độ hoạt động: vận hành thông qua bộ điều khiển hoặc tự hành. Skybot F850 cao 1,8m, có thể ngồi vừa vào ghế lái trên tàu vũ trụ.

Trước Skybot F850, vào năm 2011, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng gửi lên ISS một con robot có tên Robonaut 2. Tuy nhiên nó chỉ có nửa thân trên và phần đầu hình người. Đến 2014, hai chân mới được gửi lên.

Robot này thực hiện một số nhiệm vụ khác nhau trong thời gian lưu lại ISS. Đến tháng 5/2018, nó bị tắt nguồn và đưa ngược về Trái Đất để sửa chữa. Dự kiến, Robonaut 2 sẽ sớm quay lại ISS và tiếp tục tham gia vào các hoạt động tại đây. Sẽ có một cuộc gặp gỡ thú vị giữa hai robot hình người trên trạm vũ trụ cách mặt đất hơn 300 km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News