Phi hành gia thoát chết trong sự cố phóng tàu vũ trụ của Nga
Tên lửa đẩy gặp trục trặc trong quá trình phóng tàu vũ trụ Soyuz MS-10 khiến phi hành đoàn phải hạ cánh khẩn cấp.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-10 với nhiệm vụ đưa hai phi hành gia Alexey Ovchinin (người Nga) và Nick Hague (người Mỹ) lên Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm qua bất ngờ gặp sự cố về tên lửa đẩy chỉ sau khoảng 90 giây rời bệ phóng, BBC đưa tin. Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos xác nhận khoang chứa phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn bằng dù xuống một hoang mạc ở Zhezkazgan, miền Trung Kazakhstan.
Khoang chứa hai phi hành gia tiếp đất an toàn tại Kazakhstan. (Ảnh: Sputnik).
Tên lửa đẩy Soyuz đưa tàu Soyuz MS-10 cất cánh vào lúc 15h40 hôm qua theo giờ Hà Nội tại sân bay vũ trụ Baykonur của Kazakhstan. Sự cố xảy ra ngay sau khi tầng một của tên lửa đẩy tách ra khỏi tàu vũ trụ. Tầng thứ hai gặp trục trặc về động cơ và không thể hoạt động theo kế hoạch, buộc phi hành đoàn phải khởi động hệ thống thoát hiểm khẩn cấp để quay trở lại Trái Đất.
Hai phi hành gia bị rung lắc mạnh trong khoang chứa vào thời điểm xảy ra sự cố. (Video: NASA).
Bốn trực thăng đưa các đội tìm kiếm và cứu hộ nhanh chóng được điều động tới Zhezkazgan, nơi phi hành đoàn tiếp đất sau sự cố (cách địa điểm phóng 400km về phía đông bắc). Cả hai phi hành gia đều may mắn thoát chết và không ai bị thương.
"Hệ thống cứu hộ khẩn cấp đã hoạt động tốt. Khoang chứa phi hành đoàn hạ cánh xuống Kazakhstan và cả hai phi hành gia đều sống sót", Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo trên Tiwtter.
Quá trình hai phi hành gia trên tàu Soyuz MS-10 gặp sự cố và trở về Trái đất. (Ảnh: BBC).

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
