Phi hành gia trên Trạm ISS phải trú ẩn vì rác vũ trụ
Một mảnh vỡ từ vệ tinh cũ của Nga đã lao vút qua Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong ngày 24/3, buộc phi hành đoàn gồm sáu thành viên của ISS phải tạm thời đến trú ẩn tại hai capsule thoát hiểm Soyuz.
Trong một loạt cập nhật trên Twitter, NASA nói rằng đây là lần thứ ba ISS đối mặt với nguy hiểm trong hơn 1 thập kỷ cư trú liên tục của các phi hành trên căn cứ này.
Trong khi đó cơ quan vũ trụ Nga cho biết mảnh vụn nói trên bay sượt qua ISS ở khoảng cách 23km, khiến các phi hành gia gồm ba người Nga, hai người Mỹ và một người Hà Lan phải gấp rút di chuyển sang hai capsule Soyuz.
Trạm không gian quốc tế
Phi hành đoàn đã đợi cho đến khi mảnh vụn bay qua mới có thể thở phào nhẹ nhõm quay trở lại vị trí làm việc.
Các capsule Soyuz lắp ghép với ISS được phi hành đoàn sử dụng để quay trở về Trái Đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc trong các tình huống khẩn cấp.
Vệ tinh Cosmos 2251 có mảnh vụn bay qua ISS hôm 24/3 nói trên được Nga phóng năm 1993.
Vụ việc tương tự gần đây nhất xảy ra hồi tháng Sáu năm ngoái khi một mảnh rác vũ trụ bay sát ISS chỉ cách khoảng 250m.
Hiện có hàng triệu mảnh kim loại, chất dẻo và thủy tinh bay quanh Trái Đất. Đó là những gì còn lại của khoảng 4.600 vụ phóng kể từ khi con người bắt đầu khám phá vũ trụ từ 55 năm trước.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
