Phi hành gia Trung Quốc tiến vào trạm vũ trụ Thiên Cung
Tàu Thần Châu 12 ghép nối với module Thiên Hà 1 khoảng 6 giờ sau khi cất cánh, đưa 3 phi hành gia lên quỹ đạo thành công.
Ba phi hành gia Trung Quốc tới trạm vũ trụ mới hôm 17/6, bắt đầu nhiệm vụ 3 tháng, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chương trình vũ trụ của nước này. Tàu Thần Châu 12 kết nối với module Thiên Hà của trạm Thiên Cung khoảng 6 giờ sau khi cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở rìa sa mạc Gobi.
Phi hành đoàn trong module Thiên Hà. (Video: CCTV).
Khoảng 3 giờ sau, chỉ huy Nie Haisheng (56 tuổi), theo sau là Liu Boming (54 tuổi) và Tang Hongbo (45 tuổi), mở cửa module và trôi nổi vào trong. Các ảnh chụp ghi lại khoảnh khắc họ bận rộn tháo dỡ thiết bị.
Phi hành đoàn sẽ tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thiết bị, thực hiện bảo dưỡng và chuẩn bị tiếp nhận hai module thí nghiệm vào năm sau. Nhiệm vụ nâng số phi hành gia Trung Quốc bay vào không gian từ năm 2003 lên 14 người, chỉ xếp sau Liên bang Xô Viết và Mỹ.
Phi hành gia Trung Quốc tiến vào trạm vũ trụ Thiên Cung.
Sáng 17/6, tên lửa Trường Chinh 2F chở tàu Thần Châu 12 rời khỏi bệ phóng vào 8h22 theo giờ Hà Nội. Động cơ đẩy tách khỏi tên lửa khoảng 2 phút sau. Sau 10 phút, tàu Thần Châu 12 tách khỏi tầng trên của tên lửa, mở tấm pin Mặt Trời và tiến vào quỹ đạo không lâu sau đó. Nhiều điều chỉnh diễn ra trong 6 tiếng tiếp theo để tàu vũ trụ ghép nối với module Thiên Hà vào 3h sáng ngày 18/6 theo giờ Hà Nội.
Thời gian di chuyển rút ngắn đáng kể từ thời gian hai ngày so với trước đây, kết quả từ nhiều đột phá và sáng kiến công nghệ, theo phó giám đốc thiết kế Gao Xu. Vì vậy, các phi hành gia có thời gian nghỉ ngơi và đỡ mệt mỏi hơn. Những cải tiến khác bao gồm tăng số lượng hệ thống tự động và điều khiển từ xa, giúp giảm đáng kể áp lực đối với phi hành gia.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
