Phòng chôn cất 4.000 năm tuổi của quan chức Ai Cập cổ đại
Nhiều hiện vật như đồ dùng bằng đất sét và tranh vẽ màu trang trí trên tường được phát hiện bên trong các phòng chôn cất cổ đại.
Bộ Cổ vật Ai Cập hôm 31/7 công bố phát hiện các phòng chôn cất khoảng 4.000 năm tuổi của giới quan chức Ai Cập cổ đại tại tỉnh Minya, Xinhua đưa tin. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Macquarie đã vô tình tìm thấy các phòng chôn cất trong lúc dọn dẹp ngôi mộ cổ tại nghĩa trang Beni Hassan ở phía đông Ai Cập.
Đây là nơi an nghỉ của Ramushenty và Baqet II, hai quan chức hàng đầu thời Trung Vương quốc Ai Cập.
Theo Mostafa Waziri, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, các phòng chôn cất có niên đại cách đây khoảng 4.000 năm là nơi an nghỉ của Ramushenty và Baqet II, hai quan chức hàng đầu thời Trung Vương quốc Ai Cập (một giai đoạn trong lịch sử của Ai Cập cổ đại, tồn tại từ năm 2050 trước Công nguyên đến năm 1800 trước Công nguyên).
Phòng chôn cất của hai quan chức được thiết kế tương tự nhau với những bức vẽ màu trang trí trên tường được bảo quản tốt đến tận ngày nay. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học còn khai quật được một bộ sưu tập bình đất sét ở phòng chôn cất của Baqet II và các đồ đựng thực phẩm cũng bằng đất sét ở phòng chôn cất chính của Ramushenty. Tuy nhiên, không có bộ sưu tập tang lễ nào được tìm thấy.
Những năm gần đây, Ai Cập đã công bố rất nhiều phát hiện khảo cổ lớn, bao gồm mộ, quan tài, xác ướp, tượng và địa điểm chôn cất của các vị vua Ai Cập cổ đại, tàn tích của một phòng tập thể dục kiểu La Mã, hay phòng chôn cất bí ẩn và bức tượng cổ bên trong kim tự tháp được cho là thuộc về vị pharaoh Ramses II.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
