Phóng công trình hình kim cương dài bằng sân bóng lên vũ trụ

Công trình của nghệ sĩ Mỹ sẽ được gắn vào vệ tinh bay vòng quanh Trái đất khoảng ba tuần rồi rơi trở lại khí quyển và bốc cháy.

Orbital Reflector, công trình nghệ thuật trông giống viên kim cương dài, sẽ được đưa lên quỹ đạo Trái đất bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Trạm không quân Vandenberg tại California, Mỹ, cuối tháng 10, Telegraph hôm 12/8 đưa tin. Orbital Reflector là sản phẩm trí tuệ của nghệ sĩ Mỹ Trevor Paglen và là công trình nghệ thuật đầu tiên bay vào không gian.

Phóng công trình hình kim cương dài bằng sân bóng lên vũ trụ
Orbital Reflector dự kiến hoạt động trên quỹ đạo Trái đất trong vài tuần. (Ảnh: Digital Trends).

Nó di chuyển cách bề mặt Trái đất hơn 560km và hoàn thành vòng quay mỗi 90 phút. Đôi khi người dưới mặt đất có thể nhìn thấy công trình này với ánh sáng Mặt Trời phản xạ trên bề mặt nhẵn bóng. Paglen chia sẻ, anh hy vọng mọi người nhìn lên bầu trời đêm với cảm giác kinh ngạc, thích thú, và suy ngẫm về vị trí của mình trong vũ trụ.

Orbital Reflector có thể bơm phồng và được gắn vào một vệ tinh nhỏ gọi là CubeSat. Chúng sẽ di chuyển quanh Trái Đất khoảng ba tuần rồi rơi trở lại khí quyển và cháy rụi. "Nó sẽ trông giống một trong những ngôi sao thuộc nhóm sao Bắc Đẩu nhưng di chuyển chậm rãi trên bầu trời", Paglen cho biết.

"Công trình này dự kiến bay với quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời và dần dần hạ thấp, cuối cùng bốc cháy mà không gây hại gì khi xuống gần Trái Đất. Không gian thật sự rộng lớn và khả năng Orbital Reflector va chạm với vật thể khác cực kỳ thấp. Vấn đề chính cần lo lắng là làm sao để thành công đưa nó lên hoạt động giữa những vệ tinh khác. Chúng tôi đang làm việc với bên phóng vệ tinh để lập kế hoạch giảm rủi ro", Paglen bổ sung.

Công trình nghệ thuật dài tương đương sân bóng do Global Western Aerospace chế tạo từ vật liệu siêu nhẹ và sẽ nằm gọn trong vệ tinh khi phóng. Tên lửa sau đó đưa vệ tinh này lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Đến đúng thời điểm, Orbital Reflector sẽ được đưa ra không gian và phồng lên như một quả bóng bay lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA phóng thành công tàu vũ trụ để tiếp cận Mặt trời

NASA phóng thành công tàu vũ trụ để tiếp cận Mặt trời

Tên lửa Alliance Delta IV mang theo tàu vũ trụ Parker của NASA rời bệ phóng từ Tổ hợp phóng vũ trụ 37 tại Trạm không quân Cape Canaveral, Florida, Mỹ, vào 2h53 chiều 12/8, theo giờ Việt Nam.

Đăng ngày: 13/08/2018
Cận cảnh bụi tiểu hành tinh qua kính hiển vi, hé lộ nhiều bí ẩn

Cận cảnh bụi tiểu hành tinh qua kính hiển vi, hé lộ nhiều bí ẩn

Sau nhiều nỗ lực thất bại trong việc đổ bộ lên bề mặt tiểu hành tinh này, Hayabusa cuối cùng cũng hạ cánh lên được và thu thập 15.000 hạt bụi nhỏ vào năm 2005.

Đăng ngày: 10/08/2018
Sóng điện từ mặt trăng của sao Mộc đe dọa tàu vũ trụ

Sóng điện từ mặt trăng của sao Mộc đe dọa tàu vũ trụ

Sóng điện từ bí ẩn trên mặt trăng lớn nhất của sao Mộc – Ganymede – vừa được tàu vũ trụ Galileo của NASA ghi nhận được.

Đăng ngày: 10/08/2018
Trung Quốc dự kiến ra mắt Trạm không gian Tiangong tương tự như ISS vào năm 2020

Trung Quốc dự kiến ra mắt Trạm không gian Tiangong tương tự như ISS vào năm 2020

Lớn hơn so với trạm không gian Mir Nga 140 tấn, Thiên Cung sẽ bao gồm một mô-đun lõi và hai cabin phòng thí nghiệm, đủ lớn để chứa 3 đến 6 phi hành gia.

Đăng ngày: 10/08/2018
Nơi lạnh lẽo bậc nhất vũ trụ hóa ra đang ở ngay trong quỹ đạo Trái đất của chúng ta

Nơi lạnh lẽo bậc nhất vũ trụ hóa ra đang ở ngay trong quỹ đạo Trái đất của chúng ta

Bạn biết nơi lạnh nhất trong vũ trụ nằm ở đâu không? Với hiểu biết của nhân loại vào lúc này, thì đó là Nebula - một tinh vân nằm cách chúng ta 5.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 09/08/2018
Nasa thông báo sẵn sàng phóng tàu vũ trụ chạm tới Mặt trời vào thứ 7

Nasa thông báo sẵn sàng phóng tàu vũ trụ chạm tới Mặt trời vào thứ 7

NASA vừa công bố họ đã sẵn sàng để phóng tàu vũ trụ mới nhất của mình. Con tàu này dự kiến sẽ bay gần mặt trời hơn bất kỳ đối tượng nhân tạo nào từng làm trước đó.

Đăng ngày: 09/08/2018
Việt Nam sắp đón mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này

Việt Nam sắp đón mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này

Người Việt sẽ có cơ hội xem mưa sao băng đạt cực điểm vào rạng sáng 13/8, với khoảng 100 vệt mỗi giờ.

Đăng ngày: 08/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News