Phòng dịch sốt xuất huyết tăng mạnh
Tháng 4, không khí lạnh ngắn ngày, kèm mưa phùn, nồm khiến môi trường ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển ở miền Bắc.
Dịch sốt xuất huyết phát triển mạnh từ tháng 3 đến tháng 11.
Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng và tăng cao. Đặc điểm khí hậu Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ nước ta thời gian này thường có những đợt không khí lạnh ngắn ngày đi kèm mưa phùn, nồm khiến môi trường ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển. Ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, dịch có nguy cơ gia tăng từ tháng 3 đến tháng 11.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2015, Việt Nam ghi nhận hơn 88.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh. Riêng Hà Nội, hơn 15.000 trường hợp mắc bệnh (tăng hơn 1.800 ca so với năm 2014) nhưng không có ca tử vong. Thay đổi về môi sinh, lối sống và khí hậu, vệ sinh môi trường không đảm bảo tạo nhiều cơ hội cho muỗi vằn gây bệnh sinh sôi và phát triển.
Để phòng bệnh, bạn nên đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, đặc biệt là các vùng quê, nông thôn và khu trọ của sinh viên, công nhân hay chứa nước trong bể, thau, chậu... Khi nền nhà, tường nhà đổ mồ hôi nên mở rộng cửa sổ, cửa ra vào cho thoáng khí. Lau chùi khô ráo những nơi ẩm ướt. Đối với những gia đình trồng cây cảnh trong nhà hay có sân vườn, cần phun thuốc trừ muỗi đồng loạt.
Nhiều người cho rằng tháng 3 trời lạnh không có muỗi nên ngủ không cần mắc màn. Đây là suy nghĩ chủ quan, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Thời gian này muỗi hay cư trú nơi bóng tối, ẩm thấp; cần chú ý bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt.
Trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi tấn công và mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu. Khi bị muỗi đốt, trẻ thường sưng và ngứa nhiều hơn người lớn. Nguyên nhân do người lớn sau nhiều lần bị muỗi đốt đã thích ứng hơn, nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng so với trẻ em. Vì vậy ngoài các biện pháp diệt trừ muỗi tại môi trường sống, phụ huynh nên chủ động bảo vệ trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo cho con hàng ngày, cho bé chơi nơi thoáng mát, mặc quần áo dài, mắc màn khi đi ngủ...
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể sử dụng các sản phẩm phòng muỗi đốt ở những vùng da hở cho bé.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
