Phong điện ngoài khơi: Tiềm năng trong tương lai
Siemens cung cấp 175 tuabin và hệ thống đường dây kết nối cho dự án nhà máy phong điện ngoài khơi lớn nhất thế giới London Array, khánh thành ngày 4/7.
>>> Khánh thành trang trại phong điện lớn nhất thế giới
Cùng với Công ty năng lượng Dong Energy, Siemens cũng sẽ chịu trách nhiệm về dịch vụ của các tuabin gió thông qua một hợp đồng dài hạn.
Nhà máy phong điện do liên danh gồm Dong Energy, E.ON và Masdar sở hữu, phát triển và xây dựng, có tổng công suất 630MW, đủ cung cấp cho 500.000 hộ gia đình ở Anh sử dụng điện năng sạch.
London Array sẽ giúp giảm lượng phát thải CO2 hàng năm xuống còn xấp xỉ 900.000 tấn, tương đương với lượng phát thải của 300.000 xe khách.
"London Array là nhà máy phong điện ngoài khơi lớn nhất thế giới và đánh dấu một mốc phát triển cho năng lượng gió ngoài khơi. Dự án này khẳng định vị trí dẫn đầu của Siemens trong thị trường đang tăng trưởng đầy hấp dẫn này", Peter Löscher, chủ tịch và CEO của Siemens AG cho biết trong buổi lễ khai trương tại Margate, Anh.
Nhà máy phong điện ngoài khơi London Array đặt tại cửa sông Thames, cách bãi biển Kent và Essex khoảng 20km. Siemens cung cấp và cài đặt 175 tuabin, mỗi chiếc có một rotor có đường kính 120m và công suất 3,6MW.
Thêm vào đó, công ty cũng cung cấp đường truyền kết nối với với một trạm biến điện phụ trên bờ và hai trạm ngoài khơi ở Biển Bắc. Điện năng từ các tuabin sẽ được truyền vào bờ qua những sợi cáp ngầm cao thế.
Nhà máy điện gió sẽ được vận hành và bảo dưỡng bởi một cơ sở tại cảng Ramsgate. "Các dự án quan trọng này góp phần công nghiệp hóa hơn nữa quá trình liên hợp sản xuất và xử lý hậu cần cho các nhà máy phong điện ngoài khơi", Peter Löscher nói.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án của London Array, Siemens đã có thể tiêu chuẩn hóa quá trình cài đặt ngoài khơi bao gồm chế tạo, vận chuyển và xử lý hậu cẩn cũng như cài đặt các tuabin gió ngoài khơi.
Phong điện ngoài khơi đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng của Bắc Âu. Hai thị trường ngoài khơi lớn nhất, Anh và Đức, có nhiều dự án phát triển đầy tham vọng. Cả hai quốc gia đều đang lên kế hoạch mở rộng nhanh chóng việc sản xuất điện gió ngoài khơi.
Tại Đức, việc chuyển tiếp năng lượng để có thể đáp ứng được các nhu cầu trong tương lai chỉ có thể thành công nhờ phát triển hơn nữa phong điện ngoài khơi. Chính phủ Đức có kế hoạch năm 2020 công suất phong điện ngoài khơi đạt 10GW. Anh đang đặt mục tiêu tăng công suất điện gió lên 18GW vào năm 2020, đủ để đáp ứng được gần 1/5 nhu cầu điện năng của Anh.
Siemens đang ở vị trí tiên phong trong lĩnh vực xây nhà máy phong điện ngoài khơi, kết nối đường truyền và các dịch vụ ngoài khơi. Công ty này đã cài đặt hơn 1.100 tuabin gió trên biển với tổng công suất 3,4GW, hơn 2/3 trong số đó hiện đang đặt tại Anh. Về tổng thể, công ty này được đặt hàng 4,6GW điện năng ngoài khơi.
Bao gồm cả London Array, Siemens đang thực hiện năm hệ thống đường dây kết nối tại Anh.