Phóng vệ tinh của châu Âu nghiên cứu Mặt trời
Phóng viên tại New Delhi dẫn thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết nước này đã phóng thành công vệ tinh thuộc sứ mệnh Proba-3 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vào ngày 5/12.
Vụ phóng được thực hiện tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan trên đảo Sriharikota, bang Andhra Pradesh của Ấn Độ.
Proba-3 bao gồm hai vệ tinh: Coronagraph (310kg) và Occulter (240kg). (Nguồn: NASA).
Trước đó, hôm 4/12, ngay trước khi cất cánh, ISRO đã phải hoãn vụ phóng theo yêu cầu của ESA, do phát hiện bất thường trong hệ thống đẩy vệ tinh. Sứ mệnh trên được phóng nhờ tên lửa PSLV-C59, có tổng tải trọng khoảng 320 tấn.
Đây là tên lửa đẩy đầu tiên của Ấn Độ có các tầng nhiên liệu lỏng được sử dụng từ năm 1994 để đưa vệ tinh và các tải trọng khác nhau vào không gian.
Tên lửa sẽ đưa các vệ tinh trong sứ mệnh Proba-3 vào quỹ đạo hình elip, với điểm cao nhất lên tới 60.000km, trước khi hạ xuống chỉ còn 600km so với Trái đất.
Quỹ đạo đặc biệt này cho phép 2 vệ tinh hoạt động và bay theo đội hình trong không gian trong suốt 6 giờ, nhờ đó giảm tác động của lực hấp dẫn và tiết kiệm nhiên liệu cho việc hiệu chỉnh vị trí.
Proba-3 bao gồm hai vệ tinh: Coronagraph (310kg) và Occulter (240kg). Hai tàu vũ trụ này sẽ bay song song, duy trì đội hình chính xác để nghiên cứu vành corona (vành nhật hoa), lớp khí quyển bên ngoài của Mặt Trời.
Theo ESA, vành nhật hoa có nhiệt độ cao hơn nhiều so với bề mặt Mặt Trời và là nơi sinh ra các cơn bão Mặt Trời, một lĩnh vực nghiên cứu có tầm quan trọng lớn cả về khoa học lẫn thực tiễn.
Proba-3 là sứ mệnh quốc tế có sự đóng góp của 14 quốc gia, trong đó Bỉ đóng góp tài chính nhiều nhất. Nhiều công ty và nhà khoa học Bỉ cũng tham gia vào sứ mệnh. Các nhà khoa học hy vọng Proba-3 sẽ thành công và là bước ngoặt quan trọng trong việc khám phá và nâng cao hiểu biết về vũ trụ. |

Siêu tân tinh hóa hố đen: Phát hiện có thể thay đổi cách nhìn về vũ trụ
Giới thiên văn học vừa quan sát được khung cảnh ngoạn mục của một siêu tân tinh đang "biến hình".

Trái đất suýt bị lỗ đen quái vật hất bay khỏi thiên hà?
Các nhà khoa học vừa xác định được một hành vi mới, cực kỳ rùng rợn của các lỗ đen quái vật, có thể khiến những thế giới như Trái Đất bị phá hủy từ trong nôi.

Lần đầu tiên "cân" được quầng vật chất tối thuộc về các thiên hà cổ xưa
Một đội ngũ các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên đo được các quầng vật chất tối đang bao bọc những siêu hố đen, còn gọi là "quả tim" nằm ở trung tâm các thiên hà cổ xưa.

Bí ẩn về sự hình thành của hành tinh được làm hoàn toàn bằng vàng
Trong vũ trụ rộng lớn có vô số hành tinh bí ẩn ẩn giấu, mỗi hành tinh đều mang trong mình những bí mật vô tận và những bí ẩn chưa được giải đáp.

Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?
Những đêm tối trăng, trời trong sáng, đứng chỗ quang đãng bạn sẽ thấy các ngôi sao nhấp nháy trên màn trời đen.

Vũ trụ có thể lớn hơn 15 triệu lần so với cái mà chúng ta hiện nay nghĩ là vũ trụ quan sát được!
Trong thuật ngữ thiên văn học mà chúng ta tiếp cận được, “vũ trụ quan sát được” là một thuật ngữ rất phổ biến. Vậy vũ trụ quan sát được là gì?
