Phóng xạ trong nước mưa đã giảm gần hết

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, nồng độ đồng vị phóng xạ trong nước mưa tại Việt Nam đã giảm xuống mức gần như không đáng kể.

Báo cáo mới nhất từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tối ngày hôm qua 21/4 khẳng định, không còn phát hiện thấy các đồng vị Cs-134 và Cs-137 trong các mẫu nước mưa ngày 17/4. Trong khi đó, nồng độ phóng xạ nhân tạo I-131 ở mức hầu như không còn đáng kể.


Nồng độ các đồng vị phóng xạ trong nước mưa tại Việt Nam đã giảm gần hết.

Các giá trị đo tại trạm quan trắc của Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cho thấy không có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 21/4/2011 so với các ngày trước.

Trong bài viết đăng tải sáng nay, trang Vietnamplus dẫn lời tiến sĩ Đặng Thanh Lương, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân cho biết, hiện vùng Bắc bán cầu đều phát hiện ra I-131. Tuy nhiên, nếu không có gì thay đổi, sau vài tuần nữa, nồng độ I-131 cũng sẽ tan trong không khí.

Về tình hình Nhật Bản, Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết mực nước nhiễm xạ trong tầng ngầm tòa nhà lò tổ máy số 5 và số 6 cùng đường hầm nối với tổ máy số 3 và số 4 đang tăng.

TEPCO cũng thông báo đã chọn Công ty Areva của Pháp để tiến hành xây dựng cơ sở tẩy xạ cho nước đọng tại khu vực nhà máy Fukushima I với công suất xử lý 1.200 tấn nước nhiễm xạ/ngày. Dự kiến cơ sở này sẽ đi vào vận hành trong tháng sáu sắp tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News