Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Ngăn chặn nguy cơ dải băng ở Tây Nam Cực trượt ra đại dương và nhấn chìm các thành phố ven biển bằng cách phủ.

Đây là gợi ý của các nhà khoa học đưa ra trong công trình nghiên cứu đăng ngày 17/7 trên tạp chí Science Advances.

Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng
Sông băng Collins tại Nam Cực. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Nhóm tác giả nghiên cứu đã sử dụng các mô hình máy tính để tính toán rằng dải băng ở Tây Nam Cực có thể đạt được sự ổn định khi ít nhất 7.400 tỷ tấn tuyết nhân tạo được bao phủ xung quanh đảo Pine và sông băng Thwaites trong 10 năm.

Các nhà nghiên cứu sử dụng 12.000 tuabin gió để bơm nước biển ngược lên bề mặt dải băng cao 1.500 mét, vị trí mà nước biển sẽ bị đóng băng thành "tuyết" với hy vọng lượng tuyết nặng có thể nhấn dải băng khổng lồ này xuống độ sâu đủ để ngăn dải băng bị lở thêm.

Giáo sư Anders Levermann đến từ Viện Potsdam chuyên nghiên cứu tác động của khí hậu thuộc Đức, đồng tác giả của nghiên cứu trên, cảnh báo lượng nước biển dâng từ Tây Nam Cực có thể nhấn chìm các thành phố Hamburg (Đức), New York (Mỹ), Thượng Hải và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc).

Cùng quan điểm với nhiều nhà khoa học khí hậu khác, ông Levermann cho rằng ưu tiên khẩn cấp nhất hiện nay là nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải carbon cần thiết để đáp ứng mục tiêu của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, theo đó giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Cũng theo Giáo sư Levermann, tình trạng tan băng ở đảo Greenland (Đan Mạch), Bắc Cực và các dòng sông băng trên toàn thế giới sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Ông cảnh báo mực nước biển có thể sẽ dâng cao ít nhất 5 mét ngay cả nếu các nước nỗ lực thực thi thỏa thuận Paris.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Bạn có bao giờ đi du lịch ở Bắc Cực bao giờ chưa? Cảm giác ngoài trời lạnh âm độ C như thế nào? Nhưng có lẽ nếu bạn sống vào thời điểm cách đây 56 triệu năm trước, bạn có thể sẽ có cảm nhận khác.

Đăng ngày: 19/07/2019
Bão Danas và áp thấp nhiệt đới gây rủi ro thiên tai cấp 3 ở Biển Đông

Bão Danas và áp thấp nhiệt đới gây rủi ro thiên tai cấp 3 ở Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên biển đang có cơn bão Danas và áp thấp nhiệt đới mới hình thành, gây rủi ro thiên tai cấp 3 trên vùng Đông Bắc Biển Đông.

Đăng ngày: 18/07/2019
Nhiêu liệu sinh học low-carbon: Nhiều thân thiện môi trường

Nhiêu liệu sinh học low-carbon: Nhiều thân thiện môi trường

Trái đất đang nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vì ô nhiễm khí thải, với chất chính là dioxide carbon. Một phần tư lượng carbon dioxide đến từ việc đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải.

Đăng ngày: 18/07/2019
Các thành phố lớn châu Á sẽ bị thời tiết

Các thành phố lớn châu Á sẽ bị thời tiết "cực đoan chưa từng có"

Các nhà nghiên cứu cảnh báo đến năm 2050, hơn 20% số thành phố lớn trên thế giới sẽ đối mặt với các điều kiện thời tiết cực đoan chưa từng thấy, do nhiệt độ gia tăng làm tăng nguy cơ lũ lụt và hạn hán.

Đăng ngày: 17/07/2019
Bão Danas giật cấp 10 hướng vào biển Đông

Bão Danas giật cấp 10 hướng vào biển Đông

Sáng sớm nay (17/7), bão Danas đã vào vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-dông (Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Đăng ngày: 17/07/2019
Bali rung chuyển do động đất dưới đáy biển

Bali rung chuyển do động đất dưới đáy biển

Ngày 16/7, một trận động đất dưới đáy biển mạnh 6,1 độ Richter đã xảy ra ở khu vực phía nam đảo Bali của Indonesia.

Đăng ngày: 17/07/2019
Bê tông đang tàn phá tự nhiên không kém gì rác thải nhựa

Bê tông đang tàn phá tự nhiên không kém gì rác thải nhựa

Cuộc sống hiện đại vẫn đang được bảo bọc bởi bê tông, nhưng ít ai biết nó có thể sẽ là thứ kéo đổ toàn bộ hệ sinh thái Trái Đất.

Đăng ngày: 17/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News