Phục chế bích họa 2.000 năm tuổi ở Pompeii
Bức tranh lớn khắc họa những cuộc xung đột giữa động vật đi săn và con mồi được khôi phục nhờ công nghệ laser hiện đại.
Các chuyên gia tại Công viên Khảo cổ Pompeii phục chế một trong những bức bích họa cổ xưa nhất ở thành phố này, Smithsonian hôm 1/3 đưa tin. Họ sử dụng công nghệ laser để làm sạch bức họa tại Nhà cổ Ceii rồi cẩn thận sửa lại những chi tiết bị mờ.
Bích họa 2.000 năm tuổi ở Nhà cổ Ceii xuống cấp. (Ảnh: Công viên Khảo cổ Pompeii).
Nhà cổ Ceii được khai quật vào năm 1913 - 1914, là một trong những ngôi nhà xây theo kiểu Domus hiếm hoi tồn tại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên tại Pompeii. Ngôi nhà thuộc sở hữu của một thẩm phán địa phương và được trang trí cầu kỳ.
Khi đó, các nhà khoa học phát hiện một bức bích họa được vẽ trên tường bao quanh khu vườn của ngôi nhà để tạo cảm giác không gian rộng hơn. Tác phẩm này xuống cấp sau nhiều thập kỷ do không được bảo dưỡng hợp lý và phục hồi đúng cách.
Bích họa về xung đột giữa động vật đi săn và con mồi sau khi phục chế. (Ảnh: Công viên Khảo cổ Pompeii).
Tuy nhiên, các bức bích họa ở Pompeii thực chất được bảo quản tốt hơn nhiều nơi khác. Năm 79, khi núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm thành phố này trong tro, vô tình bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật này khỏi môi trường bên ngoài trong suốt nhiều thế kỷ.
"Bức bích họa ở Nhà cổ Ceii đặc biệt vì nó vẫn còn hoàn chỉnh, điều hiếm thấy đối với một bức bích họa lớn như vậy tại Pompeii", Massimo Osanna, giám đốc tạm thời của Công viên Khảo cổ Pompeii, nói.
Bức bích họa ở trung tâm miêu tả những cuộc xung đột giữa kẻ đi săn và con mồi trong thế giới tự nhiên, bao gồm cảnh một con báo đang tấn công đôi cừu đực, hươu quay lại hoảng sợ trong khi lợn rừng đuổi sát phía sau, sư tử săn một con bò đực. Tranh vẽ ở tường bên của khu vườn khắc họa các thổ dân châu Phi và động vật ở vùng đồng bằng sông Nile. Điều này cho thấy chủ nhà rất quan tâm đến văn hóa Ai Cập.
Thành phố cổ Pompeii được xếp hạng Di sản Thế giới UNESCO. Phần lớn thành phố này vẫn bị bao phủ trong lớp tro bụi từ thảm họa phun trào núi lửa Vesuvius. Các chuyên gia tiếp tục khai quật từng địa điểm để thu thập thêm thông tin về cuộc sống của cư dân thành phố trước thảm họa. Tháng 12 năm ngoái, họ phát hiện một cửa hàng đồ ăn nhanh phục vụ thức ăn đường phố cho người qua đường thời La Mã.

Phát hiện hóa thạch khủng long titanosaur cổ nhất thế giới
Loài Ninjatitan khổng lồ sống cách đây 140 triệu năm, được cho là thành viên cổ xưa nhất của nhóm khủng long titanosaur.

Phát hiện tổ tiên 65,9 triệu tuổi của chúng ta, giống… chuột
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hóa thạch sinh vật thuộc chi lâu đời nhất của loài linh trưởng, tức có thể nói là tổ tiên xa của loài người.

Phát hiện bản hướng dẫn ướp xác 3.500 năm tuổi của Ai Cập
Bản hướng dẫn miêu tả quá trình nấu một dung dịch gồm hương liệu và chất kết dính để tẩm vào tấm vải đỏ và đắp lên mặt người chết.

Thợ dò vàng tìm thấy kho báu Viking 1.000 năm tuổi
Kho báu bao gồm vòng tay bằng vàng và ghim cài áo bạc bị chôn vùi trên đảo Man từ năm 950.

Phát hiện gây sốc: Loài 4,4 triệu tuổi biến đổi "nhảy vọt" từ tinh tinh thành con người
Phân tích Ardi, bộ hài cốt được tìm thấy ở Đông Phi, các nhà khoa học đã tìm được bước nhảy vọt tiến hóa, giúp lý giải phần nào nguồn gốc con người.

Phát hiện cỗ xe rước lễ thời La Mã cổ đại
Theo Reuters, cỗ xe bốn bánh làm bằng sắt, đồng và thiếc này được tìm thấy trong tình trạng gần như hoàn hảo.
