Phương pháp chống ô nhiễm lò phản ứng hạt nhân

Argentina đã dùng tia laser để khử thành phần nhiễm xạ của "nước nặng," giúp làm lạnh và chống ô nhiễm tại các lò phản ứng hạt nhân.

Phương pháp chống ô nhiễm lò phản ứng hạt nhân

Lò phản ứng hạt nhân. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Khoa học và công nghệ quốc phòng (CITEDEF) và Công ty Công nghệ cao (INVAP) của Argentina đã phát triển thành công một phương pháp mới với tia laser để khử thành phần nhiễm xạ của "nước nặng" (D2O), có tác dụng làm lạnh và chống ô nhiễm tại các lò phản ứng hạt nhân.

INVAP và CITEDEF đã phát triển công nghệ với tia laser để khử nguyên tố phóng xạ Tritiumum, đồng vị phóng xạ của Hydrogene, sinh ra trong quá trình chuyển hóa của D2O để làm lạnh các lò phản ứng hạt nhân loại CANDU (Canada Deuterium Uranium). Công nghệ đang ở giai đoạn thí nghiệm này, khác với các phương pháp mà Canada và Anh đang áp dụng để khử nhiễm xạ, cho phép tái sử dụng D2O.

Sự khác biệt giữa "nước nặng" và nước thường là ở chỗ các nguyên tử Hydrogene được thay thế bởi Deuterium. D2O đóng vai trò điều hòa trong các lò phản ứng, cho phép kiểm soát phản ứng hạt nhân do làm chậm việc giải phóng Nơtron trong phản ứng hóa học.

Deuterium là chất đồng vị của Hydrogene. Nhân của Hydrogene bình thường được cấu thành bởi một Proton. Tuy nhiên có hai chất đồng vị thiên nhiên của Hydrogene là Deuterium và Tritium. Ngoài việc chứa một Proton, Deuterium còn chứa thêm một Nơtron.

Về phần Tritium, đó là một chất không bền và phóng xạ, nhân nó chứa một Proton và hai Nơtron. Deuterium chiếm 0,02% thể tích Hydrogene. Những nguyên tử Deuterium có thể kết hợp với Ôxi để tạo ra "nước nặng" mà tỷ trọng lớn hơn nước thường khoảng 11%.

Việc ô nhiễm phóng xạ bởi Tritiumum có thể được giải quyết bằng hai cách, bao gồm việc chôn nước nhiễm Tritium (chứa trong các container phù hợp) sâu dưới lòng đất trong thời gian dài để làm giảm tính phóng xạ, hoặc chuyển đến Canada, nước duy nhất cho phép "khử Tritium" bằng biện pháp thông thường có nguy cơ gây hại cho môi trường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Loại vật liệu này bao gồm các phân tử nhạy sáng được sử dụng để thay đổi cấu trúc bên trong của vật liệu.

Đăng ngày: 23/07/2018
Trung Quốc sắp xây đường tàu siêu tốc 1.200km/h

Trung Quốc sắp xây đường tàu siêu tốc 1.200km/h

Đường tàu Hyperloop với tốc độ cận siêu thanh sắp được xây dựng ở tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Đăng ngày: 21/07/2018

"Cá voi bay" Beluga XL cất cánh lần đầu tiên

Airbus trình làng mẫu máy bay trước đám đông hơn 10.000 người gần trụ sở chính của công ty ở Toulouse, Pháp.

Đăng ngày: 21/07/2018
Khẩu trang có quạt, van thoát khí cho ngày nắng nóng

Khẩu trang có quạt, van thoát khí cho ngày nắng nóng

Sản phẩm có thiết kế tương tự như mẫu khẩu trang thông thường và được bổ sung thêm nhiều bộ phận như tấm lọc không khí, mặt nạ hai lớp.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện như trong phim viễn tưởng đã có ngoài đời thực

Ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện như trong phim viễn tưởng đã có ngoài đời thực

Chỉ bằng một thao tác trên điện thoại, bạn có thể làm ngôi nhà này biến mất hoặc hiện ra chỉ trong "một nốt nhạc".

Đăng ngày: 19/07/2018
Kỳ lạ pin mặt trời lấy năng lượng từ vi khuẩn

Kỳ lạ pin mặt trời lấy năng lượng từ vi khuẩn

Loại pin này không chỉ tích được dòng điện mạnh hơn các thiết bị trước đó mà còn hoạt động hiệu quả cả trong ánh sáng mạnh và ánh sáng yếu.

Đăng ngày: 19/07/2018
Thiết bị cầm tay giúp “giải mã” chất lượng thực phẩm trong nháy mắt

Thiết bị cầm tay giúp “giải mã” chất lượng thực phẩm trong nháy mắt

Thiết bị nhỏ gọn có thể bỏ vừa túi quần, được giới thiệu dưới đây, sẽ chính là một công cụ đắc lực giúp bạn và gia đình mình có được một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News