Phương pháp mới cho phép chúng ta "nhìn" vật chất tối
Các nhà thiên văn học đã tìm ra cách mới để nghiên cứu quầng vật chất tối "vô hình" trong vũ trụ với độ chính xác cao.
Mặc dù chiếm tới 85% khối lượng trong vũ trụ, vật chất tối không thể được quan sát thấy trực tiếp vì chúng không tương tác với ánh sáng giống như vật chất thông thường, thứ tạo nên các ngôi sao, hành tinh và sự sống trên Trái đất. Vì vậy, để nghiên cứu vật chất tối, các nhà thiên văn học phải dựa vào tác động của lực hấp dẫn mà chúng tạo ra.
Mô phỏng hình ảnh biến dạng của thiên hà do vật chất tối. (Ảnh: James Josephides).
"Điều đó giống như việc nhìn vào một lá cờ để biết gió thổi như thế nào. Chúng ta không thể nhìn thấy gió, nhưng chuyển động của lá cờ cho thể cho biết gió thổi mạnh hay nhẹ", nghiên cứu sinh tiến sĩ Pol Gurrii từ Đại học Công nghệ Swinburne của Australia mô tả.
Trong một báo cáo mới trên tạp chí Monthly Notices của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh, Gurrii cùng các cộng sự cho biết đã tìm ra một phương pháp mới cho phép "nhìn" gián tiếp các quầng vật chất tối với độ chính xác cao hơn gấp 10 lần so với kỹ thuật đo lực hấp dẫn tốt nhất hiện nay.
Phương pháp này tập trung vào một hiệu ứng được gọi là thấu kính hấp dẫn yếu, một đặc điểm trong thuyết tương đối rộng của Einstein, trong đó ánh sáng phát ra từ một vật thể bị lệch hướng ở một mức độ nhất định khi đi qua gần các vật thể khác do tác dụng của lực hấp dẫn.
"Vật chất tối sẽ làm biến dạng nhẹ hình ảnh của bất cứ thứ gì phía sau nó, gần giống như việc đọc báo qua đáy ly rượu", Phó giáo sư Edward Taylor, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích.
Đài thiên văn Siding Spring ở Australia. (Ảnh: Wikipedia).
Gurrii cùng các cộng sự đã sử dụng kính viễn vọng đường kính 2,3m tại Đài thiên văn Siding Spring ở Australia để lập bản đồ các thiên hà có thấu kính hấp dẫn.
"Chúng tôi biết các ngôi sao và khí di chuyển như thế nào bên trong các thiên hà nên có thể mô phỏng gần như chính xác thiên hà đó trông như thế nào. Bằng cách đo mức độ méo mó của hình ảnh thiên hà thực, chúng tôi có thể tính toán có bao nhiêu vật chất tối xung quanh nó", Gurri cho biết thêm.
Với cách tiếp cận mới, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sớm có một bức tranh rõ ràng hơn về vị trí của vật chất tối trong vũ trụ cũng như vai trò của nó đối với sự hình thành của các thiên hà.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
