Phương trình tóc đuôi ngựa nhận giải Ig Nobel

Nhóm nghiên cứu người Anh và Mỹ với phương trình dự đoán hình dáng của tóc đuôi ngựa vừa được trao giải Ig Nobel 2012.

Nhóm nghiên cứu người Anh và Mỹ với phương trình dự đoán hình dáng của tóc đuôi ngựa vừa được trao giải Ig Nobel 2012. Bên cạnh đó, 9 hạng mục của giải nhại giải Nobel danh giá cũng đã có chủ.

Patrick Warren, Raymond Goldstein, Robin Ball và Joe Keller vừa nhận giải thưởng tại ĐH Harvard tối 20/9.

TS. Warren, nhà nghiên cứu của tập đoàn Unilever tại Anh, nói rằng ông rất bất ngờ với giải Ig Nobel. “Tôi thật bất ngờ vì một phần công việc tôi thực hiện được chú ý nhiều đến thế", TS. Warren phát biểu.

Theo phương trình của Warren và các đồng nghiệp, độ cứng của sợi tóc, tác động của trọng lực và độ quăn tự nhiên ảnh hưởng tới hình dạng của tóc đuôi ngựa.


TS. Warren, nhà nghiên cứu của tập đoàn Unilever
tại Anh, nói rằng ông rất bất ngờ với giải Ig Nobel

Trong đợt trao giải lần này, hội đồng Ig Nobel thông báo họ đã quên không đưa tên một người vào danh sách “chiến thắng” năm 1999. Đáng ra GS. Joseph Keller cũng được trao đồng giải Vật lý năm đó.

Danh sách những người trao giải khác bao gồm:

Giải Tâm lý năm nay được trao cho hai người Hà Lan là Anita Eerland và Rolf Zwaan cho nghiên cứu "Nghiêng về bên trái khiến chúng ta nhìn tháp Eiffel có vẻ nhỏ hơn bình thường”.

Theo Earland và Zwaan, cơ thể và suy nghĩ vẫn được cho là không liên quan tới nhau, nhưng thực ra lại có mối quan hệ khăng khít. Cơ thể ảnh hưởng lên suy nghĩ theo những cách bí ẩn, vì thế nên suy nghĩ và tình cảm của con người được hình thành dựa trên cảm giác và cử động của cơ thể.

Điều thú vị là hai ngày sau lễ trao giải, Anita Eerland và Rolf Zwaan sẽ kết hôn tại Hà Lan.

Giải Hoà bình được trao cho Công ty SKN của Nga vì đã chuyển số vũ khí đạn dược cũ của Nga thành loại kim cương nano mới.

Kazutaka Kurihana và Koji Tsukada (Nhật Bản) được trao giải Âm học với SpeechJammer - chiếc máy khiến người đang nói ngừng lại ngay lập tức vì bị chính âm thanh của mình dội lại.

Giải Khoa học thần kinh thuộc về Craig Bennett, Abigail Baird, Michael Miller, và George Wolford (Mỹ) vì công trình cho biết các nhà nghiên cứu về bộ não - bằng cách sử dụng các thiết bị phức tạp và số liệu đơn giản - có thể nhìn thấy hoạt động rất ý nghĩa của não ở khắp mọi nơi - ngay cả ở một con cá hồi đã chết.

Lý giải được tại sao tóc của những người dân sống trong một vài căn nhà ở thị trấn Anderslöv, Thuỵ Điển, tự dưng chuyển sang màu xanh lá cây đã giúp Johan Petterson (quốc tịch Thuỵ Điển và Rwanda) giật giải Ig Nobel Hoá học.

Văn phòng tổng thanh tra chính phủ Mỹ nhận giải Ig Nobel Văn học cho "Báo cáo về các báo cáo về các báo cáo" trong đó đưa ra cách chuẩn bị một báo cáo về các báo cáo... về các báo cáo.

Giải Động lực học chất lưu dành cho Rouslan Krechetnikov (quốc tịch Mỹ, Nga, Canada) và Hans Mayer (Mỹ) với nghiên cứu động lực học của chất lỏng để biết điều gì xảy ra khi một người vừa đi vừa cầm cốc cà phê.

Giải Ig Nobel Giải phẫu được trao cho Frans de Waal (quốc tịch Mỹ và Hà Lan) và Jennifer Pokorny (Mỹ) với khám phá rằng tinh tinh có thể nhận ra từng cá thể đồng loại sau khi xem những bức ảnh chụp sau lưng.

Hai người Pháp là Emmanuel Ben-Soussan và Michel Antonietti nhận được giải Y học với cách hướng dẫn các bác sĩ khám ruột kết giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh nhân nổ tung.

Giải Ig Nobel là giải thưởng nhại lại giải Nobel, được tạp chí Annals of Improbable Research trao tặng vào đầu mùa thu hàng năm - gần với thời gian mà giải Nobel chính thức được công bố - cho 10 thành tựu mà "đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ".

Giải Ig Nobel đầu tiên được trao vào năm 1991.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News