Quả cân chuẩn của thế giới đang nhẹ đi một cách bí ẩn
Khối trụ 118 tuổi, biểu tượng quốc tế cho đơn vị khối lượng, được bảo quản nghiêm ngặt bằng khoá ở ngoại ô Paris, đang nhẹ đi một cách khó hiểu.
Quả cân 1 kilogram này có vẻ đã mất đi 50 microgram so với cân nặng trung bình của hàng loạt phiên bản của nó, nhà vật lý Richard Davis từ Uỷ ban Khối lượng và Đo lường quốc tế, cho biết.
"Điều bí ẩn là tất cả chúng được làm cùng chất liệu, và nhiều quả cân được làm cùng thời điểm và bảo quản trong cùng điều kiện, tuy nhiên đến nay, khối lượng của chúng đang dần dần chênh nhau", ông nói. "Chúng tôi thực sự chưa có giải thích tốt nào cho vấn đề này"
Sự thay đổi của quả cân kilogram thậm chí có thể ảnh hưởng đến các quốc gia không sử dụng hệ mét, theo quy tắc chuyển đổi. Với các nhà khoa học, sự biến động của đơn vị đo được xem là bất biến này đe doạ đến việc tính toán những công trình đòi hỏi độ chính xác lớn, chẳng hạn các nhà máy điện.
Tất nhiên người ta khó mà thấy ngay ảnh hưởng của việc quả cân nhẹ đi: 50 microgram chỉ tương đương với cân nặng của một dấu vân tay.
"Với một người nằm, điều đó chẳng có nghĩa gì cả. Số kilogram vẫn giữ nguyên, và chỉ số cân nặng của bạn vẫn chính xác như cũ".
Richard Davis và quả cân chuẩn quốc tế. (Ảnh: AP)
T. An

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Bảng tuần hoàn hóa học có thêm 4 nguyên tố mới, chu kỳ 7 đã được lấp đầy
Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ - Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, IUPAC cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn.

10 sự kiện khoa học nổi bật nhất năm 2016
Năm 2016 đánh dấu nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực khảo cổ, vật lý, thiên văn, y học, tạo nên những cột mốc khoa học đáng nhớ.
