Quá trình dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân của Trung Quốc

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về xây dựng lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và hoàn thành mục tiêu không khí thải.

Trung Quốc có 21 lò phản ứng hạt nhân đang trong quá trình xây dựng, có tổng công suất hơn 21 gigawatt điện, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Con số đó cao gấp 2,5 lần số lò phản ứng hạt nhân đang xây dựng ở bất kỳ nước nào khác. Ấn Độ có số lượng lò phản ứng hạt nhân đang xây dựng lớn thứ hai với 8 lò, có thể sản xuất hơn 6 gigawatt điện. Vị trí thứ ba thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ với 4 lò và tổng công suất dự kiến là 4,5 gigawatt, theo CNBC. (Một gigawatt điện đủ cung cấp cho thành phố cỡ vừa).

Quá trình dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân của Trung Quốc
Khu vực thi công nhà máy điện hạt nhân Xương Giang ở Hải Nam, Trung Quốc. (Ảnh: China News).

"Trên thực tế, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân hiện tại", Jacopo Buongiorno, giáo sư khoa học và kỹ thuật hạt nhân ở Viện Công nghệ Massachusetts, nhận định. Kenneth Luongo, chủ tịch kiêm nhà sáng lập Partnership for Global Security, tổ chức phi lợi nhuận về chính sách năng lượng, hạt nhân và an ninh xuyên quốc gia, cũng chung ý kiến với Buongiorno. Xét về số lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, Trung Quốc xếp thứ 3 trên thế giới với 55 lò và công suất hơn 53 gigawatt.

Nhu cầu về điện xuất phát từ nhu cầu, vì vậy những lò phản ứng hạt nhân mới thường được xây ở nơi các nền kinh tế phát triển nhanh cần điện để phục vụ tăng trưởng. Trong khi hơn 70% công suất hạt nhân hiện nay nằm ở những nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), gần 75% lò phản ứng hạt nhân đang xây dựng nằm ở các nước không thuộc OECD, 1/2 trong số đó nằm ở Trung Quốc, theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới.

Nền kinh tế Trung Quốc phát triển dẫn tới sản lượng điện cũng tăng theo. Tổng sản lượng điện của Trung Quốc đạt 7.600 terawatt giờ năm 2020, tăng mạnh từ mốc 1.280 terawatt giờ năm 2000, theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ. Hiện nay, năng lượng hạt nhân chỉ chiếm 5% tổng lượng điện sản xuất ở nước này, than đá vẫn chiếm khoảng 2/3, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Nhưng việc sử dụng than đá để đáp ứng nhu cầu điện tăng vọt của Trung Quốc đi kèm vấn đề ô nhiễm không khí. Sản xuất điện hạt nhân không giải phóng khí nhà kính góp phần gây ô nhiễm không khí và ấm lên toàn cầu, vì vậy Trung Quốc chuyển sang năng lượng hạt nhân như một cách sản xuất năng lượng sạch nhanh chóng.

Trung Quốc khởi động chương trình hạt nhân bằng cách mua lò phản ứng từ Pháp, Mỹ và Nga, sau đó chế tạo lò phản ứng riêng mang tên Hualong (hợp tác với Pháp). Một nguyên nhân giúp Trung Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu về năng lượng hạt nhân là sự hỗ trợ từ chính phủ cho phép xây dựng nhiều lò phản ứng với chi phí thấp hơn.

Trung Quốc liên tục cải tiến các thiết bị điện hạt nhân then chốt do nước này tự phát triển, đẩy mạnh năng lực sản xuất thiết bị điện hạt nhân và khả năng đảm bảo chuỗi công nghiệp liên quan. Họ cũng phát triển khả năng cung cấp bộ thiết bị điện hạt nhân hoàn chỉnh cho các lò phản ứng nước áp suất (PWR) với công suất một triệu kW. Năm 2022, Trung Quốc sản xuất 54 bộ thiết bị điện hạt nhân, đạt mức cao mới trong 5 năm qua.

"Hơn 90% lò phản ứng điện hạt nhân lớn của Trung Quốc hiện được sản xuất trong nước. Trình độ công nghệ xây dựng kỹ thuật điện hạt nhân của Trung Quốc duy trì thứ hạng quốc tế tốt, với khả năng xây hơn 40 tổ máy điện hạt nhân cùng lúc", Zhang Tingke, tổng thư ký của Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc (CNEA), cho biết.

Tính đến năm 2030, Trung Quốc dự kiến dẫn đầu thế giới về công suất lắp đặt điện hạt nhân. Theo CNEA, sản lượng điện hạt nhân của nước này dự kiến chiếm 10% tổng sản lượng điện vào năm 2035, giúp nâng cao tầm quan trọng của điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc, qua đó thúc đẩy chuyển đổi sang cơ cấu năng lượng ít carbon.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc vô tình phát hiện

Trung Quốc vô tình phát hiện "mỏ vàng giấu dưới biển sâu": Trữ lượng khủng có thể nuôi sống 1,4 tỷ người

Nam Cực, vùng đất bí ẩn được bao phủ bởi băng và tuyết, luôn là nơi ít có hoạt động của con người nhất.

Đăng ngày: 08/09/2023
Hình phạt

Hình phạt "dịu dàng" thời phong kiến khiến phụ nữ ngoại tình sống không bằng chết

Thời phong kiến Trung Quốc có một hình phạt được xem là " quá dịu dàng đối với người mang tội", cũng không tạo thành tổn thương vật lý trên cơ thể.

Đăng ngày: 07/09/2023
Sân bay Mỹ khai thác năng lượng khi máy bay cất cánh

Sân bay Mỹ khai thác năng lượng khi máy bay cất cánh

Sân bay Dalas Love Field đang thử nghiệm một cách sản xuất năng lượng mới bền vững dựa vào luồng gió tạo bởi máy bay lúc cất cánh.

Đăng ngày: 07/09/2023
Lộ ảnh chụp nghi của Leonardo da Vinci và Mona Lisa, chuyên gia nhập cuộc tìm ra manh mối bất ngờ

Lộ ảnh chụp nghi của Leonardo da Vinci và Mona Lisa, chuyên gia nhập cuộc tìm ra manh mối bất ngờ

Bức ảnh nghi của Leonardo da Vinci và nàng " Mona Lisa" vừa được đăng tải đã gây xôn xao cộng đồng mạng.

Đăng ngày: 07/09/2023
Nghề nguy hiểm nhất thời nhà Thanh, có nhiều quy tắc, phải nín thở, sai một bước sẽ mất mạng

Nghề nguy hiểm nhất thời nhà Thanh, có nhiều quy tắc, phải nín thở, sai một bước sẽ mất mạng

Nghề này nguy hiểm đến mức chỉ cần sơ sẩy sai một bước cũng có thể bị mất mạng vào thời nhà Thanh (Trung Quốc). Đó là nghề gì?

Đăng ngày: 07/09/2023
Trí nhớ có thể được di truyền? Thí nghiệm này đã chứng minh thuyết tiến hóa có thể không đúng!

Trí nhớ có thể được di truyền? Thí nghiệm này đã chứng minh thuyết tiến hóa có thể không đúng!

Với sự tiến bộ của công nghệ và sự nghiên cứu sâu rộng, có thể một ngày nào đó, chúng ta có thể sử dụng một số phương tiện để tăng cường trí nhớ và khả năng sáng tạo.

Đăng ngày: 06/09/2023
Công ty Đức phát triển máy bay vũ trụ siêu thanh

Công ty Đức phát triển máy bay vũ trụ siêu thanh

Phiên bản thử nghiệm thu nhỏ của máy bay vũ trụ do công ty Polaris thiết kế hoàn thành hàng loạt chuyến bay thành công.

Đăng ngày: 06/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News