Quá trình Los Angeles lột xác thành thành phố xốp

Chính quyền thành phố Los Angeles chuyển sang tăng cường bề mặt thấm nước trên khắp thành phố để đối phó lượng mưa ngày càng tăng và cung cấp nước cho người dân.

Từ năm 1877 đến năm 1908, Los Angeles biến đổi từ một vùng nước tù đọng ven sông thành thành phố đông đúc gần 300.000 dân. Nền kinh tế phát triển, những tuyến đường sắt chặng dài mới và cơn sốt dầu thúc đẩy làn sóng di cư, khiến dân số thành phố tăng gấp 4 lần trong 30 năm. Năm 1930, dân số thành phố tăng thêm gần 500.000 người. Điều này sẽ không thể khả thi nếu thiếu một yếu tố quan trọng là nước. Chính quyền thành phố đã lập một kế hoạch để ngăn Los Angeles khỏi rơi vào cảnh thiếu nước.

Quá trình Los Angeles lột xác thành thành phố xốp
Cống dẫn nước Los Angeles. (Ảnh: B1M).

Đầu thế kỷ 20, với dân số tăng vọt, dường như không gì có thể ngăn cản đà phát triển của thành phố Los Angeles. Nhưng trừ khi có giải pháp nhanh chóng, thành phố tiến gần tới nguy cơ hạn hán. Kỹ sư nước kiêm cựu thị trưởng Los Angeles Frederick Eaton lên kế hoạch cho một cống nước khổng lồ giúp rút nước từ sông Owens ở cách đó 400km vào thành phố và lưu trữ trong tầng ngậm nước gần Los Angeles ở thung lũng San Fernando.

Năm 1905, Eaton thu thập đủ nguồn cung cấp nước ở thung lũng Owens để biến kế hoạch thành hiện thực và chính thức thông báo kế hoạch xây dựng cống dẫn nước. Eaton muốn sử dụng thung lũng San Fernando như tầng ngậm nước để lưu trữ nước đến từ cống. Để làm điều đó, thung lũng cần thuộc phạm vi Los Angeles và cần một cuộc trưng cầu dân ý. Kế hoạch thành công và năm 1913, hơn 30.000 người theo dõi dòng nước đầu tiên chảy từ cống dẫn Los Angeles vào thung lũng San Fernando.

Los Angeles khi ấy đang trên đà trở thành siêu đô thị khổng lồ. Nước tiếp tục định hình thành phố tới ngày nay. Từ sau đó, nguồn cung cấp nước của Los Angeles trở nên đa dạng nhưng đa số cơ sở hạ tầng đều dựa trên cùng nguyên tắc. Nước được bơm từ bên ngoài vào thành phố và nước mưa rơi xuống thành phố được xả ra ngoài sớm hết mức có thể. Tuy nhiên, nguyên tắc đó dần lung lay.

Sông Owens và những phụ lưu khác trong hệ thống nước ở Los Anges phụ thuộc nhiều vào tuyết tan trên dãy Eastern Sierra và nguồn nước đó đang trở nên ngày càng khan hiếm. Đối với cống dẫn nước Los Angeles, đây là một phần trong xu hướng dài hạn. Dù vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn nước ở Los Angeles, lưu lượng mà nó cung cấp đang giảm dần trong 30 năm qua. Trong khi lượng tuyết trên núi giảm dần, lượng mưa rơi xuống thành phố lại tăng lên. Xây dựng thành phố xốp có thể giúp giải quyết vấn đề.

Khái niệm thành phố xốp tương đối đơn giản, tập trung tích hợp tự nhiên vào môi trường thành phố nhiều hết mức có thể để thu thập nước mưa và lưu trữ dưới lòng đất, tái bổ sung cho tầng ngậm nước và cung cấp nước uống. Năm 2015, thị trưởng Los Angeles thông báo kế hoạch thành phố bền vững, hướng tới làm sạch tầng ngậm nước hiện nay và tăng 50% lượng nước từ nguồn địa phương mà thành phố sử dụng. Trong cùng năm, Cơ quan Vệ sinh Môi trường Los Angeles giới thiệu dự án Hành lang xanh, thay thế bề mặt bê tông bằng hệ thống vỉa hè thấm nước, giúp lọc nước mưa và chuyển tới tầng ngậm nước. Dù khá nhỏ, dự án kiểu này có thể lưu trữ 2,8 triệu lít nước trong một mùa mưa thông thường. Ngoài đường sá và vỉa hè, các dự án phát triển tương tự mọc lên khắp thành phố.

Năm 2022, Cơ quan nước và điện Los Angeles cùng Ban kiểm soát lũ Los Angeles hoàn thành dự án Tujunga Spreading Grounds ở phía bắc thành phố. Dự án trị giá 50 triệu USD này tăng gấp đôi công suất thu thập nước mưa trên khu vực rộng 60,7 hecta, cho phép gom 15,1 tỷ lít nước trung bình một năm. Tháng 2/2023, Los Angeles trải qua lượng mưa bằng hơn nửa năm chỉ trong 3 ngày. Cơ sở hạ tầng cải tiến theo mô hình thành phố xốp cùng với các hồ chứa nước hiện nay cho phép thành phố thu thập 32,6 tỷ lít nước mưa, đủ để cung cấp nước cho hơn 100.000 hộ gia đình mỗi năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trong xã hội cổ đại, không có thẻ tín dụng, người xưa đã vay tiền như thế nào?

Trong xã hội cổ đại, không có thẻ tín dụng, người xưa đã vay tiền như thế nào?

Đối với kiểu này, một số người bị ảnh hưởng bởi tư duy phương Tây, trong khi một số người chỉ đơn giản là không muốn vay tiền từ người thân và bạn bè.

Đăng ngày: 10/07/2024
Cậu bé 12 tuổi gây sốc khi tốt nghiệp trung học sớm, chuẩn bị vào đại học

Cậu bé 12 tuổi gây sốc khi tốt nghiệp trung học sớm, chuẩn bị vào đại học

Các câu chuyện về “thần đồng” - những người trẻ tuổi giỏi giang - luôn có sức hút lớn với chúng ta. và đó chính xác là điều mà một cậu bé 12 tuổi ở Mỹ vừa làm được.

Đăng ngày: 10/07/2024
Tàu ngầm hải quân có thể lặn sâu nghìn mét, nhưng thứ gì lại có thể khiến chúng phát nổ?

Tàu ngầm hải quân có thể lặn sâu nghìn mét, nhưng thứ gì lại có thể khiến chúng phát nổ?

Tàu ngầm được mệnh danh là " kỳ quan kỹ thuật" hoạt động ở độ sâu hàng nghìn mét của đại dương.

Đăng ngày: 08/07/2024
Hoa Kỳ tiết lộ máy bay không người lái vốn là tối mật

Hoa Kỳ tiết lộ máy bay không người lái vốn là tối mật

Không quân Mỹ vừa công bố những bức ảnh về một máy bay không người lái (UAV) do thám, nó đã vá lỗ hổng cho UAV Reaper MQ-9, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ do thám.

Đăng ngày: 08/07/2024
Thành Cát Tư Hãn và

Thành Cát Tư Hãn và "sở thích đặc biệt" gây ám ảnh cho phụ nữ thời xưa

Ẩn sau hình ảnh người anh hùng oai hùng là một khía cạnh khác trong đời tư của ông, nơi " sở thích đặc biệt" này trở thành chủ đề bàn tán và ám ảnh cho biết bao phụ nữ thời cổ đại.

Đăng ngày: 08/07/2024
Dùng cây hút hàng trăm tấn kim loại từ đất

Dùng cây hút hàng trăm tấn kim loại từ đất

Một số startup đang trồng những cánh đồng hoa quy mô lớn để khai thác niken, kim loại dùng cho pin xe điện, từ lòng đất theo cách " xanh" hơn.

Đăng ngày: 08/07/2024
Trung Quốc phá kỷ lục làm tuabin gió mạnh nhất thế giới: Thứ đắt tiền nhất nằm trên cánh quạt khổng lồ!

Trung Quốc phá kỷ lục làm tuabin gió mạnh nhất thế giới: Thứ đắt tiền nhất nằm trên cánh quạt khổng lồ!

Với MySE 22MW, Trung Quốc đang muốn định hình lại những gì có thể trong sản xuất năng lượng gió.

Đăng ngày: 08/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News