Quái ngư "ma cà rồng" thay đổi giới tính theo môi trường sống

Tùy theo môi trường sống, ấu trùng cá mút đá chuyên hút máu có thể biến thành con đực hoặc con cái nhằm thích nghi với nguồn thức ăn.

Cá mút đá có thể thay đổi giới tính tùy theo đặc điểm môi trường sống, theo nghiên cứu mới công bố hôm 29/3 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, Tech Times đưa tin.

Cá mút đá (Petromyzon marinus) rất nổi tiếng ở vùng Ngũ Hồ của Bắc Mỹ. Dù được xem là loài nguy cấp ở châu Âu và tây bắc Thái Bình Dương, loài cá này lan truyền nỗi sợ hãi trên những sông hồ nước Mỹ, đe dọa quần thể cá địa phương và cả ngành công nghiệp cá.

Loài cá ký sinh hình dáng giống lươn phát triển mạnh dựa vào hút máu các sinh vật dưới nước. Với những vòng răng sắc như dao, chúng bám chặt và hút cạn máu các loài động vật sinh sống dưới nước.

Quái ngư ma cà rồng thay đổi giới tính theo môi trường sống
Cá mút đá chuyên hút máu bằng chiếc miệng đầy răng nhọn. (Ảnh: Flickr).

Nhóm nghiên cứu từ Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) và Đại học Michigan quyết định nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường lên tỷ lệ sinh sản của cá mút đá. Họ phát hiện loài "ma cà rồng" này có thể trở thành con đực hay con cái tùy theo mức độ phát triển ở giai đoạn ấu trùng.

Phương pháp xác định giới tính độc đáo trên lần đầu tiên được ghi nhận trong tự nhiên, biến cá mút đá thành sinh vật đầu tiên thay đổi giới tính dựa vào các nguồn tài nguyên trong môi trường. Ở động vật có vú, giới tính được xác lập ở cấp độ nhiễm sắc thể, trong khi giới tính của loài bò sát do nhiệt độ của trứng chi phối.

Ấu trùng cá mút đá lúc đầu có cơ quan sinh dục giống nhau, phát triển tuyến sinh dục trong vòng một năm và thay đổi thành hình dạng cá trưởng thành sau vài năm.

Nhóm nghiên cứu do Nick Johnson, nhà sinh vật học của USGS, khảo sát môi trường sống của cá mút đá ở khu vực Ngũ Hồ, bao gồm các phụ lưu và hồ chứa nước lân cận. Họ thả khoảng 1.500-3.000 ấu trùng cá mút đá để theo dõi quá trình phát triển của chúng sau khi chắc chắn không có cá mút đá hoang dã trong khu vực nghiên cứu.

Tất cả ấu trùng được đánh dấu trước đó, cho phép nhóm nghiên cứu dễ dàng bắt lại sau khi chúng thay đổi hình dạng để quan sát giới tính. Thí nghiệm chỉ ra những môi trường có nguồn thức ăn nghèo nàn kéo theo tốc độ phát triển chậm hơn ở ấu trùng cá mút đá, làm tăng khả năng biến đổi thành con đực của chúng.

Những môi trường có số lượng con mồi không dồi dào dẫn tới quần thể cá mút đá đực chiếm 78%, trong khi môi trường nhiều thức ăn chỉ sản sinh 56% con đực. "Chúng tôi rất bất ngờ khi phát hiện những dữ liệu này hé lộ giới tính của cá mút đá được quyết định như thế nào", Johnson chia sẻ.

Theo Johnson, hệ thống xác định giới tính của cá mút đá nằm ở mật độ ấu trùng cũng như mức độ dồi dào của thức ăn bởi môi trường giàu dinh dưỡng cung cấp điều kiện tốt hơn để loài cá này đẻ trứng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao trăn dài 7m

Vì sao trăn dài 7m "dám" ăn thịt người đàn ông Indonesia?

Việc một người đàn ông Indonesia bị con trăn vốn sợ người nuốt chửng đặt ra nhiều câu hỏi đối với các chuyên gia nghiên cứu về loài động vật này.

Đăng ngày: 01/04/2017
Trăn khủng quằn quại “hóa nhím” vì nghịch dại

Trăn khủng quằn quại “hóa nhím” vì nghịch dại

Con trăn Nam Mỹ quằn quại đau đớn vì toàn thân găm đầy gai nhím sau khi tìm cách ăn thịt con vật gai góc này.

Đăng ngày: 01/04/2017
Tử thần rình rập dưới chân bé gái tạo dáng chụp ảnh

Tử thần rình rập dưới chân bé gái tạo dáng chụp ảnh

Người mẹ hoảng hốt khi nhận ra mối đe dọa chết người ở ngay dưới chân đứa con gái nhỏ đang tươi cười chụp ảnh trên cánh đồng ở Australia.

Đăng ngày: 31/03/2017
Mới phát hiện ra loài chó hiếm và cổ xưa nhất Trái Đất vẫn còn sống khỏe

Mới phát hiện ra loài chó hiếm và cổ xưa nhất Trái Đất vẫn còn sống khỏe

Sau nhiều thập kỷ sống trong lo lắng, cuối cùng ta đã có bằng chứng khẳng định rằng chó hoang vùng cao nguyên New Guinea chưa bị tuyệt chủng tại môi trường sống tự nhiên này của chúng

Đăng ngày: 29/03/2017
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 29/03/2017
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 28/03/2017
Voi Gold -

Voi Gold - "báu vật" của Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk

Voi Gold được Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk nhận nuôi khi mới 2 tháng tuổi - điều chưa từng có ở Việt Nam và ngay cả thế giới cũng hiếm, bởi tỷ lệ sống sót của voi con nuôi rất thấp.

Đăng ngày: 28/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News