"Quái vật phương Đông" giết 10 người châu Âu: Từ đâu mà đến?

Người dân châu Âu đang vô cùng hoang mang trước sự xuất hiện của “Quái vật phương Đông”.

Một hiện tượng thời tiết cực đoan được gọi là “Quái vật phương Đông” đang càn quét châu Âu, khiến nhiệt độ giảm thấp và tuyết rơi dày ở nhiều quốc gia như Pháp, Ba Lan, Anh, Ý… Ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong các vụ việc liên quan đến thời tiết giá buốt do “Quái vật phương Đông” gây ra.

Quái vật phương Đông giết 10 người châu Âu: Từ đâu mà đến?
"Quái vật phương Đông"
làm tuyết rơi dày ở Mugello, nước Ý, ngày 27/2.

Khi người dân khu vực đang vô cùng hoang mang trước sự xuất hiện của “Quái vật phương Đông”, đài truyền hình ITV của Anh đăng tải một bài viết giải thích về nguồn gốc xuất xứ của những làn gió rét này.

Nhà khí tượng Craig Snell của Văn phòng Khí tượng Anh cho biếtQuái vật phương Đông” là kết quả của một sự kiện hai tuần trước, được gọi là sự ấm lên đột ngột của tầng bình lưu.

Hiện tượng này xảy ra ở độ cao gần 29.000m phía trên Bắc Cực, khi nhiệt độ không khí tăng mạnh tới 50 độ C. Điều này cũng này khiến nhiệt độ dưới mặt đất ở một số nơi tại Bắc Cực tăng cao hơn trung bình 20 độ C.

Sự ấm lên đột ngột của tầng bình lưu khiến các dòng khí suy yếu, cho phép không khí lạnh từ phía tây nước Nga tràn ngập xuống toàn châu Âu. Theo các nhà khí tượng, “Quái vật phương Đông” sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới châu Âu ít nhất là đến cuối tuần.

Quái vật phương Đông giết 10 người châu Âu: Từ đâu mà đến?
Nước đóng băng tại một đài phun nước hình voi ở Colchester, Anh.

Đặc biệt, trong thứ 4 và thứ 5 tuần này, nhiệt độ buổi đêm dự đoán giảm thấp tới -15 độ C ở nhiều nơi nước Anh. Nhiệt độ ban ngày chỉ quanh quẩn quanh mức 0 độ.

Văn phòng Khí tượng Anh dự đoán thêm đây có thể là đợt lạnh nhất ở nhiều khu vực của nước Anh từ năm 2013, thậm chí có thể từ năm 1991, đến nay.

Chưa hết, nước Anh chuẩn bị sẽ phải đón một cơn bão tên Emma vào thứ 5 này, mang đến mưa tuyết và gió rét khi nó tiếp xúc với không khí lạnh của “Quái vật phương Đông”. Nếu không có “quái vật”, cơn bão Emma sẽ chỉ gây ra thời tiết gió và ẩm ướt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018

"Quái vật từ phương Đông" nhấn chìm nước Anh trong băng giá

Những trận gió Siberia bắt đầu càn quét nước Anh vào đêm qua (25/2) khiến nước Anh phải đối mặt với mùa đông lạnh nhất

Đăng ngày: 27/02/2018
Không ngờ có một ngày Bắc Cực còn ấm hơn nhiều nước tại châu Âu

Không ngờ có một ngày Bắc Cực còn ấm hơn nhiều nước tại châu Âu

Nếu đang ở châu Âu, bạn có thể đang phải chịu những đợt gió cắt lạnh đến thấu xương, vì nhiệt độ tại nhiều quốc gia đang ở dưới 0°C.

Đăng ngày: 27/02/2018
Những thành phố lớn có nguy cơ cạn kiệt nước trên thế giới

Những thành phố lớn có nguy cơ cạn kiệt nước trên thế giới

Sao Paulo, Bangalore, Bắc Kinh nằm trong số những thành phố gặp nhiều khó khăn trong đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch do vấn đề ô nhiễm.

Đăng ngày: 19/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News