Quái vật rắn khổng lồ Titanoboa vẫn còn sống ở rừng Amazon?

Có chiều dài lên tới 13 mét và sống trong thời đại khủng long cách đây 60 triệu năm, loài rắn khổng lồ Titanoboa được đồn đại vẫn còn tồn tại trong rừng sâu Amazon.

Rừng Amazon có tổng diện tích lên đến 6,7 triệu km2 là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm, thậm chí còn chưa được biết tới. Chính vì vậy dựa trên những thông tin nghiên cứu ở địa phương, nhiều người cho rằng loài rắn khổng lồ Titanoboa vẫn tồn tại.

Quái vật rắn khổng lồ Titanoboa vẫn còn sống ở rừng Amazon?
Rắn khổng lồ Titanoboa được cho vẫn còn sống trong rừng rậm Amazon.

Căn cứ để các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết này đó là một số bộ tộc ở trong khu vực vẫn thường nhắc đến một loài rắn khổng lồ có chiều dài lên tới gần 13m, kích thước tương tự như những hoá thạch của loài quái vật này từng được tìm thấy.

Trên website chuyên đưa tin về những điều bí ẩn có tên Mysterious Earth cho biết, loài rắn khổng lồ dài 13m được người dân địa phương đặt tên là Yacumana.

Website này cũng cho rằng về mặt lý thuyết thì khu vực rừng mưa Amazon hoàn toàn có thể là nơi sinh sống lý tưởng của loài quái vật khổng lồ Titanoboa.

Anaconda cũng là loài trăn khổng lồ được ghi nhân có kích thước lên đến chiều dài gần 8 mét. Tuy nhiên vẫn chưa ăn thua gì so với loài Titanoboa. Do đó, để người dân địa phương nhầm lẫn giữa hai loài này khó có khả thi.

Trước đó, dựa trên hóa thạch tìm thấy ở Colombia, các nhà cổ sinh vật học đã tính toán, Titanoboa có chiều dài từ 12,8m đến 15m; với cân nặng khoảng 1,1 tấn, phần thân mình dày nhất của Titanoboa, rộng tới 0,9m. Sinh vật khổng lồ này cũng chuyên ăn cá, thậm chí nó có thể nhai dễ dàng cả rùa, cá sấu.

Hiện tại, vẫn chưa có những hình ảnh chính thức cho thấy sự tồn tại của loài quái vật cổ đại Titanoboa nhưng nhiều người tin rằng Yacumana được người dân địa phương nhắc tới khả năng chính là một loài trăn Anaconda chưa được khám phá hoặc chính là Titannobia còn sống sót đến ngày nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Không ngờ giữa bốn bề nước biển, Phú Quốc lại có loài cá trê độc, lạ

Không ngờ giữa bốn bề nước biển, Phú Quốc lại có loài cá trê độc, lạ

Cá trê có rất nhiều ở các vùng đồng bằng phù sa nước ngọt. Nhưng giữa hòn đảo bốn bề là nước biển như Phú Quốc mà có cá trê thì mới là độc và lạ.

Đăng ngày: 14/11/2018
Chiêm ngưỡng cá chép Xiêm khổng lồ bắt ở sông Mê Kông

Chiêm ngưỡng cá chép Xiêm khổng lồ bắt ở sông Mê Kông

Đã từng có ghi chép đánh bắt được cá chép Xiêm có chiều dài cơ thể đến 3m, nặng tới 300kg.

Đăng ngày: 14/11/2018
Chim chích cực hiếm là con lai giữa ba loài ở Mỹ

Chim chích cực hiếm là con lai giữa ba loài ở Mỹ

Các nhà khoa học Mỹ lần đầu phát hiện loài chim chích lai mang gene của ba loài riêng biệt. Đây là kết quả của việc khan hiếm bạn tình.

Đăng ngày: 14/11/2018
Tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng qua đời và thông điệp gửi đến Trung Quốc

Tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng qua đời và thông điệp gửi đến Trung Quốc

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), James Mwenda, nhân viên khu bảo tồn ở Kenya, đến Hong Kong hồi tuần này để gửi thông điệp về cái chết của một người bạn.

Đăng ngày: 12/11/2018
Cận cảnh loài chuột bẩn đảm bảo ai cũng thích

Cận cảnh loài chuột bẩn đảm bảo ai cũng thích

Đã bao giờ bạn tưởng tượng được loài chuột có phần hôi hám kia lại có thể tỏa mùi hương và được sử dụng để… chế tạo nước hoa? Trên thực tế, có một loài chuột như vậy mang tên chuột xạ hương.

Đăng ngày: 12/11/2018
Đố bạn biết tai của con bướm nằm ở đâu?

Đố bạn biết tai của con bướm nằm ở đâu?

Bạn đã bao giờ tâm sự với 1 con bướm chưa? Có thể chúng sẽ không hiểu gì vì rào cản ngôn ngữ. Nhưng theo một nghiên cứu gần đây, ít nhất chúng có thể nghe thấy bạn nói, hơn nữa là nghe bằng đôi cánh của chúng.

Đăng ngày: 11/11/2018
Cá sấu hung tàn và trăn điên cuồng hợp lực truy sát chuột

Cá sấu hung tàn và trăn điên cuồng hợp lực truy sát chuột "khổng lồ"

Đoạn video ghi lại hình ảnh con chuột lang tìm cách chạy trốn 2 kẻ thù đó là cá sấu và trăn. Đáng tiếc, cả hai kẻ đi săn đều quá lợi hại...

Đăng ngày: 11/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News