Quân đội Mỹ có thể đánh bại tên lửa siêu thanh bằng cách nào?

Có một vài lựa chọn, nhưng tất cả chúng đều chưa sẵn sàng về mặt công nghệ.

Các vũ khí tấn công siêu thanh có thể lướt dọc bầu khí quyển Trái đất, sử dụng quỹ đạo và tốc độ lao xuống để tiêu diệt mục tiêu với sức mạnh chưa từng có. Nhưng với bất cứ vũ khí nào, luôn có cách để khắc chế nó.

Hiện nay các nhà sản xuất vũ khí đang nghiên cứu cách bảo vệ hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh này, một phần vì chúng có tầm hoạt động cực xa và tốc độ di chuyển cực nhanh ít nhất là tại thời điểm này. Nó gây khó khăn lớn đối với các cảm biến và thiết bị đánh chặn phòng thủ tên lửa.

Hầu hết tên lửa siêu âm đều di chuyển qua các khu vực cao nhất của bầu khí quyển Trái đất hay "ở giữa không gian", nghĩa là chúng quá cao để các radar trên mặt đất và các radar phòng thủ tên lửa có thể bắt được tín hiệu. Ngoài ra nó cũng vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tên lửa đánh chặn phòng thủ có thể tiêu diệt được.

Quân đội Mỹ có thể đánh bại tên lửa siêu thanh bằng cách nào?
Vũ khí tấn công siêu thanh có thể di chuyển với "tốc độ ổn định", khiến một số hệ thống radar khó theo dõi.

Quan chức chuyên về vũ khí siêu thanh của Lầu năm Góc, ông Michael E. White cho biết: "Các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của chúng tôi được thiết kế hoạt động ở hai bên của khu vực gần không gian đó. Do đó, Lầu Năm Góc đang nhanh chóng thu hẹp những 'lỗ hổng' trong hệ thống phòng thủ".

White giải thích: "Các hệ thống phòng không hoạt động tốt ở độ cao khoảng 21km hoặc hơn và được thiết kế với các radar có tầm nhìn bao quát để tìm tên lửa hành trình ở độ cao thấp và có thể xử lý các mối đe dọa. Hệ thống tên lửa đạn đạo của chúng tôi được thiết kế để đánh chặn giữa đường bay, đánh chặn trong khí quyển của tên lửa đạn đạo và tất cả các yếu tố hệ thống đều được thiết kế cho nhiệm vụ đó".

Vũ khí siêu thanh không chỉ có thể bay ở độ cao từ 24km đến 45km so với mặt đất mà còn cao hơn cả mức 21km như đã đề cập ở trên. Thậm chí theo White cho biết, vũ khí tấn công siêu thanh có thể di chuyển với "tốc độ ổn định", khiến một số hệ thống radar khó theo dõi. Vũ khí siêu thanh chắc chắn sẽ di chuyển nhanh nhưng trong nhiều trường hợp để bắn trúng mục tiêu trong vài phút thì thời gian đánh chặn tốt nhất là trong phần lớn thời gian di chuyển của nó và ở những độ cao "gần khoảng không vũ trụ" nhất.

White nhấn mạnh: "Thách thức với các hệ thống siêu thanh là chúng bay trong một vùng của khí quyển, tốc độ siêu âm cho phép bay liên tục ở các vùng trên của khí quyển. Vì vậy chúng bay ở phạm vi mà một số người gọi là gần vũ trụ. Nếu không có tốc độ siêu âm, bạn sẽ không có đủ lực nâng để bay ở độ cao đó khi mật độ không khí cực thấp. Và do đó, tốc độ siêu thanh thực sự cho phép nó có thể di chuyển liên tục trong suốt hành trình".

Vậy đâu là giải pháp cho tình huống khó khăn về chiến thuật này? Nhiều người đã đặt câu hỏi, tại sao không chế tạo các hệ thống siêu âm phòng thủ có thể đi xuyên qua những khu vực khó tiếp cận này? Các nhà sản xuất vũ khí có thể dùng các thuật toán tiên tiến, AI với tốc độ xử lý cao để hướng dẫn một tên lửa đánh chặn di chuyển với tốc độ siêu thanh và tiêu diệt một quả tên lửa siêu thanh. Có lẽ các cảm biến vệ tinh sẽ có thể hỗ trợ theo dõi vũ khí siêu thanh và lý tưởng nhất là hoạt động như một "nút" tín hiệu hoặc hướng dẫn cho các tên lửa đánh chặn.

Bất kỳ loại tên lửa đánh chặn nào có khả năng tiêu diệt các thiết bị siêu thanh đương nhiên sẽ cần phải di chuyển nhanh hơn và có lẽ phải linh hoạt hơn các loại tên lửa đánh chặn mặt đất được thiết kế để "hạ" tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Nhắm mục tiêu vào hành trình di chuyển của tên lửa siêu thanh trong không trung sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để đánh chặn và nhu cầu phát triển các công cụ đánh chặn xa hơn, mới hơn và nhanh hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiệm vụ 200 mili giây: CIA đã bí mật đánh cắp dữ liệu tên lửa của Liên Xô như thế nào?

Nhiệm vụ 200 mili giây: CIA đã bí mật đánh cắp dữ liệu tên lửa của Liên Xô như thế nào?

Trong suốt cuộc chiến tranh tại Việt Nam, tên lửa SA-2 đã tàn phá lực lượng không quân của Mỹ. Và cách CIA chống lại thứ vũ khí đáng sợ nhất của Liên Xô là một đội bay cảm tử không người lái.

Đăng ngày: 11/11/2020
Súng cá nhân

Súng cá nhân "siêu đẳng" của lực lượng đặc nhiệm Alpha Nga

Lực lượng Alpha Spetsgruppa "A" (trong tiếng Nga là Спецназ ФСБ "Альфа" - A) là đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), chuyên chống khủng bố.

Đăng ngày: 04/11/2020
Chiến đấu cơ Trung Quốc

Chiến đấu cơ Trung Quốc "nhái" được ngoại hình F-35, nhưng còn lâu mới sánh ngang hàng Mỹ

Ăn cắp công nghệ có thể giúp bạn tiến nhanh hơn tự thân vận động, nhưng chế tạo một chiếc máy bay đủ tốt không phải là chuyện đùa.

Đăng ngày: 13/10/2020
Tham vọng sở hữu vũ khí phát

Tham vọng sở hữu vũ khí phát "tia tử thần" của Nhật trong Thế chiến II

Nhật Bản từng bí mật nghiên cứu máy phát tia tử thần mang tên Ku-Go để chiếm lợi thế trước Mỹ trong Thế chiến II.

Đăng ngày: 09/10/2020
Súng bắn tỉa Mỹ sắp có đạn

Súng bắn tỉa Mỹ sắp có đạn "dẫn đường" để tiêu diệt mục tiêu từ cả cây số

Tất cả nhờ một dự án nghiên cứu đạn dẫn đường mới của tổ chức DARPA, thuộc Bộ quốc phòng Mỹ.

Đăng ngày: 30/09/2020
Đội xe tăng Việt Nam lần đầu vô địch bảng 2 Tank Biathlon

Đội xe tăng Việt Nam lần đầu vô địch bảng 2 Tank Biathlon

Đội xe tăng QĐND Việt Nam đã xuất sắc giành huy chương vàng trong trận chung kết bảng 2 Tank Biathlon 2020.

Đăng ngày: 05/09/2020
Những điều cần biết về cuộc thi Army Games 2020

Những điều cần biết về cuộc thi Army Games 2020

Army Games (hay Hội thao quân sự quốc tế) là một cuộc thi thể thao quân sự đa quốc gia do Bộ Quốc phòng Nga làm nhà tổ chức chính.

Đăng ngày: 27/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News