Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Trong Chiến tranh thế giới 2, Mỹ theo đuổi dự án bom dơi nhằm tấn công các mục tiêu của quân địch. Theo thiết kế, hàng nghìn con dơi được trang bị bom cháy siêu nhỏ đồng loạt tấn công vào một mục tiêu khiến đối thủ chịu thiệt hại lớn.

Nhiều dự án vũ khí độc đáo, thậm chí có phần kỳ quái, được thực hiện trong Chiến tranh thế giới 2. Dự án bom dơi của Mỹ là một trong số đó.

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II
Ý tưởng về bom dơi để tiêu diệt sức mạnh của quân địch.

Bác sĩ Lytle Adams chính là người đầu tiên nảy ra ý tưởng phát triển bom dơi để tiêu diệt sức mạnh của quân địch. Sau sự kiện căn cứ Mỹ ở Trân Châu Cảng bị Nhật Bản tấn công, ngày 12/1/1942, bác sĩ Adams gửi đề xuất tới Tổng thống Mỹ khi ấy là Franklin Delano Roosevelt.

Trong bản đề xuất, bác sĩ Adams kiến nghị Mỹ sử dụng các con dơi mang theo những quả bom cháy siêu nhỏ rồi thả chúng trên bầu trời Nhật Bản để thiêu rụi các thành phố của Nhật. Sau khi nhận được bản đề xuất của bác sĩ Adams, Tổng thống Roosevelt giao cho cấp dưới kiểm tra tính khả thi của việc phát triển vũ khí bom dơi.

Khi ấy, các chuyên gia nhận thấy dự án này có tính khả thi. Vì vậy, Mỹ triển khai dự án vũ khí bom dơi với biệt danh X-Ray. Bác sĩ Adams cũng tham gia dự án này cùng với các nhà khoa học làm việc cho chính phủ Mỹ. Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu thực hiện tìm kiếm và bắt hàng trăm con dơi.

Kế đến, họ nghiên cứu chế tạo thiết bị gây cháy để con dơi có trọng lượng 30 gram có thể mang tới mục tiêu. Do vậy, một quả bom cháy nặng chưa đến 20 gram được tạo ra. Các nhà khoa học gắn vũ khí này vào mình con dơi. Thế nhưng, trong quá trình thử nghiệm, một số con dơi mang theo bom cháy bay ra khỏi khu vực thí nghiệm dẫn đến một vụ cháy nhỏ. Đến ngày 15/12/1943, Mỹ thử nghiệm bom dơi tại bãi thử ở bang Utah và đạt được thành công.

Giới chức Mỹ dự định đưa vũ khí đặc biệt này vào trong cuộc chiến chống Nhật Bản kể từ tháng 9/1944. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà Mỹ đột ngột hủy bỏ dự án bom dơi trị giá khoảng 2 triệu USD vào tháng 2/1944. Theo đó, loại vũ khí này chưa từng được sử dụng trên chiến trường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao xác ướp pharaoh Ai Cập được đặt trong nhiều lớp quan tài?

Vì sao xác ướp pharaoh Ai Cập được đặt trong nhiều lớp quan tài?

Xác ướp pharaoh Ai Cập thường được chôn trong nhiều nhiều lớp quan tài, quách cầu kỳ. Theo các chuyên gia, những cỗ quan tài này không chỉ thể hiện địa vị người chết mà còn giúp họ "kết nối" với tổ tiên.

Đăng ngày: 28/03/2020
Polonium là gì?

Polonium là gì?

Ít người biết đến chất phóng xạ polonium cho tới khi được tin cựu gián điệp Alexander Litvinenko bị ám hại.

Đăng ngày: 27/03/2020
10 kim loại dẫn điện tốt nhất

10 kim loại dẫn điện tốt nhất

Trong hóa học, khả năng dẫn điện chính là sự cho phép di chuyển các hạt điện tích đi qua một sự vật hoặc hợp chất nhất định. Khi có lực tác động vào các hạt điện tích đang di chuyển sẽ tạo nên thành dòng điện.

Đăng ngày: 27/03/2020
Cuộc sống hiện đại đang khiến bộ xương chúng ta thay đổi ra sao?

Cuộc sống hiện đại đang khiến bộ xương chúng ta thay đổi ra sao?

Theo thời gian, bộ xương người đang thay đổi qua những cách đáng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 25/03/2020
8 cuốn sách huyền bí thời Trung cổ càng tìm hiểu càng thấy đáng sợ

8 cuốn sách huyền bí thời Trung cổ càng tìm hiểu càng thấy đáng sợ

Từ những điều cơ bản của mật mã Satan cho đến hướng dẫn về cách lập hiệp ước với quỷ, những cuốn sách này rõ ràng không dành cho người yếu tim.

Đăng ngày: 25/03/2020
Phân điểm tiết lộ một bí mật của tượng Nhân sư ở Ai Cập

Phân điểm tiết lộ một bí mật của tượng Nhân sư ở Ai Cập

Tượng Nhân sư nằm ở vị trí đặc biệt so với mặt trời vào một khoảnh khắc thiên văn đặc biệt trong tiết xuân phân. Dường như người Ai Cập cổ đại đã cố tình đặt tượng Nhân sư ở vị trí này.

Đăng ngày: 25/03/2020
Biển Đen - Tên gọi có nguồn gốc gây tranh cãi bậc nhất lịch sử!

Biển Đen - Tên gọi có nguồn gốc gây tranh cãi bậc nhất lịch sử!

Biển đen là 1 trong những vùng biển nổi tiếng nhất thế giới nhưng lại chả mấy ai biết gì về nguồn gốc tên gọi của nó.

Đăng ngày: 25/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News