Quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với khỉ đầu chó

Những con khỉ đầu chó mà mẹ có mối quan hệ gần gũi đối với các con cái khác có khả năng sống sót đến tuổi trưởng thành cao hơn những con được nuôi dưỡng bởi khỉ mẹ ít có tính xã hội, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại UCLA, Đại học Pennsylvania và các học viện khác.

Joan Silk, trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là giáo sư nhân loại học tại UCLA, cho biết: “Với một con khỉ đầu chó, độ mật thiết của mối quan hệ của khỉ mẹ với các con cái khác là chỉ dấu rõ nhất liệu nó có sống sót để sinh con đẻ cái hay không. Nghiên cứu này là một trong những bằng chứng cho thấy lợi ích sinh học của quan hệ gần gũi giữa các con cái”.

Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì “khả năng sống sót để sinh sản là điều kiện cơ bản của sinh học tiến hóa”, đồng tác giả Dorothy Cheney, giáo sư sinh vật học tại Đại học Pennsylvania, cho biết: “Gen của hững con cái nuôi dưỡng những con con của mình đến độ tuổi sinh đẻ thường được truyền xuống các thế hệ bên dưới. Vì vậy những phát hiện này thể hiện lợi thế tiến hóa của quan hệ gần gũi với các con cái khác. Trong thuật ngữ tiến hóa, những bà mẹ có tính xã hội cao là những bà mẹ “thích hợp” nhất – ít nhất là đối với khỉ đầu chó”.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Proceedings of the Royal Society B, một tạp chí do Học viện khoa học quốc gia Anh Quốc và Commonwealth xuất bản.

Silk, Cheny và 7 nhà nghiên cứu khác đến từ Đại học Pennsylvania, Đại học Michigan, và Đại học St. Andrews tại Kenya đã phân tích 17 năm dữ liệu trên hơn 66 con khỉ đầu chó cái trưởng thành tại Trung tâm bảo tồn Moremi Game, công viên quốc gia rộng 2000 km vuông tại Botswana với đời sống hoang dã phong phú.

Được thu thập bởi các nhà nghiên cứu động vật linh trưởng trên thực địa, những người theo dõi các con khỉ đầu chó 6 ngày 1 tuần, 12 tháng 1 năm, những dữ liệu này thể hiện tỷ lệ giới tính và sống sót của những con khỉ đầu chó con, cũng như chi tiết về đời sống xã hội của mẹ chúng, bao gồm thứ bậc trong đàn, và sự tương tác xã hội với các con cái khác trong đàn.

Ngoài việc cho thấy mức độ thường xuyên mà loài động vật này tiếp xúc với nhau, dữ liệu về tương tác xã hội còn bao gồm chi tiết về grooming (bắt chấy, chải chuốt cho nhau), được biết đến như dạng tương tác xã hội phổ biến nhất ở khỉ. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh lượng thời gian - tần số và độ dài – những con cái sử dụng để bắt chấy cho nhau.

Quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với khỉ đầu chó

Khỉ đầu chó mẹ (bên trái) và con gái ngồi cùng nhau với các con con khác tại Trung tâm bảo tồn Moremi Game của In Botswana, khỉ đầu chó mẹ và con gái có mối quan hệ mật thiết nhật. Mối liên hệ của chúng gần gũi gấp 3 lần mối liên hệ giữa các khỉ chị em, và gấp 10 lần so với mối liên hệ giữa các con cái với nhau. (Ảnh: Joan Silk)

Trong tất cả các yếu tố được nghiên cứu, độ mật thiết của mối liên hệ xã hội giữa khỉ mẹ và các con cái khác có tác động rõ rệt nhất đến tỷ lệ sống sót của con con. Thứ bậc của khỉ mẹ trong đàn không hề có tác động đến tỷ lệ sống sót ở con con.

Silk cho biết: “Chúng tôi thực sự mong đợi thức bậc trong đàn có ảnh hưởng lớn hơn so với những gì được tìm thấy trong nghiên cứu”.

Con con từ những bà mẹ có tính xã hội cao có tỷ lệ sống sót đến tuổi trường thành cao hơn 1.5 lần so với những con con của những bà mẹ có tính xã hội thấp nhất.

Mối quan hệ xã hội mật thiết nhất được tìm thấy giữa khỉ mẹ và con gái ở tuổi trưởng thành, tiếp theo là giữa các chị em và các mối quan hệ khác, bao gồm cô dì, cháu gái, và họ hàng. Mối liên hệ giữa khỉ mẹ và con gái cao gấp 3 lần so với mối liên hệ giữa khỉ chị em và 10 lần so với mối liên hệ giữa các con cái khác.

Silk cho biết: “Điều thực sự quan trọng đối với khỉ cái là mối liên hệ giữa mẹ và con gái. Sợi dây liên kết này thực sự mật thiết và tồn tại mãi mãi. Nếu khỉ mẹ vẫn còn sống, thì nó vẫn là đối tác mật thiết nhất đối với khỉ con. Nhưng quan trọng hơn, đó là độ mật thiết của mối quan hệ này, vì con con của những con khỉ cái có mối liên hệ gần gũi với khỉ mẹ và con gái có tỷ lệ sống sót cao hơn”.

Nghiên cứu trước đây của Silk với Jeanne Altmann, giáo sư Eugene Higgin về Sinh thái học và sinh vật học tiến hóa tại Đại học Princeton, và Susan C. Alberts, giáo sư sinh vật học tại Đại học Duke về khỉ đầu chó tại Amboseli Basin thuộc Kenya đã phát hiện thấy tỷ lệ sống sót cao hơn đối với những khỉ đầu chó có mà khỉ mẹ có tính xã hội cao, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ theo dõi những con con trong năm sống đầu tiên.

Đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu theo dõi con con từ 1 năm tuổi đời cho đến khi trưởng thành về mặt sinh sản – khoảng 5 năm tuổi đời. Nghiên cứu mới cũng khác so với nghiên cứu trước đây ở điểm nó tập trung vào độ mật thiết và độ dài của mối quan hệ giữa những cặp khỉ cái hơn là số lượng của tương tác xã hội nói chung.

Cheney, người điều hiện dự án theo dõi khí đầu chó Moremi với giáo sư tâm lý học Robert M. Seyfarth thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết: “Lợi ích không đến từ việc có mối quan hệ xã hội rộng – mà đến từ những mối quan hệ xã hội gần gũi”.

Silk cho biết: “Những con cái thường hình thành mối liên hệ gần gũi với một số đối tác nhất định. Chúng không đối xử với tất cả các con khỉ như nhau. Chúng sử dụng rất nhiều thời gian với một số con cái hơn so với các con khác, và mối quan hệ giữa chúng thường lâu dài”.

Nghiên cứu sâu rộng hơn vẫn cần thiết để xác định làm thế nào mối liên hệ giữa con cái cải thiện tỷ lệ sống sót của con con. Nghiên cứu cho thấy sự tăng hóc môn căng thẳng kéo dài ở linh trưởng có thể dẫn đến bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nghiên cứu cho thấy grooming có xu hướng giảm những hóc môn này ở khỉ đầu chó.

Silk cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên hệ giữa mối quan hệ xã hội bạn hình thành và những áp lực tự nhiên xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, và mối liên hệ này – ít nhất là ở khỉ đầu chó – có nhưng tác động lâu dài đối với việc sinh sản thành công”.

Được cho là có đến 92% ADN giống người, khỉ đầu chó là họ hàng gần gũi đối với người. Khỉ đầu chó và người có cùng một tổ tiên từ 18 triệu năm trước đây. Phát hiện mới về tương tác xã hội giữa các khỉ mẹ trong những nghiên cứu gần đây cho thấy lợi ích sức khỏe đối với những người có mạng lưới xã hội gần gũi.

Silk cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy lợi ích từ việc hình thành mối liên hệ gần gũi đã có từ rất lâu”.

Nghiên cứu nhận tài trợ từ Quỹ địa lý học quốc gia, Quỹ nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, Học viện nghiên cứu khoa học nhận thức tại Đại học Pennsylvaia, Học viện y tế quốc gia và Quỹ khoa học quốc gia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News