Quản lý tin nhắn rác: Còn vướng!

Nghị định 90/2008/NĐ-CP về Chống thư rác ngày 13/8/2008 của Chính phủ đã có hiệu lực nhưng vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn.

Loạn "rác" mobile

Trao đổi về vấn đề trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động nhắn tin quảng cáo, ông Nguyễn Thanh Hải, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: "Nghị định 90 đã quy định rõ các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Với một số nội dung đã rõ thì các lực lượng thanh tra chuyên ngành khi phát hiện vi phạm có thể tiến hành xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm. Song còn một số nội dung chưa rõ, cần phải có văn bản hướng dẫn và chúng tôi đang chờ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT (thuộc Bộ TT&TT) hoàn thiện các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện Nghị định này".

Theo ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT, hiện chỉ còn vướng về hệ thống cấp mã số quản lý cho các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, bằng tin nhắn chưa xây dựng xong (theo quy định tại Nghị định 90, các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải đăng ký với Bộ TT&TT và phải đáp ứng được các điều kiện đặt ra để được cấp mã số quản lý nhằm phục vụ việc quản lý chặt các hoạt động này). Đối với các nội dung còn lại của Nghị định 90, các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo đều đã phải tuân thủ nghiêm túc, đặc biệt là phải đảm bảo năng lực đáp ứng sự từ chối nhận các tin nhắn quảng cáo của người dùng di động. Các trường hợp khiếu nại về thư rác có thể gửi tới VNCERT và sẽ được chuyển sang Thanh tra Bộ để xử lý. Thời gian qua đã có một số trường hợp như vậy được giải quyết.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho biết thêm, vấn đề thư rác đúng là đang gây nhiều phiền toái cho người sử dụng. Song, để Nghị định (của Chính phủ về chống thư rác) đi vào cuộc sống thì quả là không thể một sớm một chiều mà xong ngay được. Cho đến thời điểm này, tất cả các khiếu nại, phản ánh của người sử dụng dịch vụ di động về tin nhắn rác đều được Thanh tra Bộ hoặc lực lượng thanh tra các Sở TT&TT xem xét, tiến hành kiểm tra xử lý.

Quản lý tin nhắn rác: Còn vướng!Nhà mạng ủng hộ 

Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom khẳng định: "Quan điểm của Viettel là rất ủng hộ chủ trương này nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ di động. Tất cả các tin nhắn quảng cáo khuyến mãi của chính Viettel đều đảm bảo nếu khách hàng phản hồi về việc từ chối không muốn nhận các tin nhắn dạng này đều được thực hiện ngay". Nhưng còn các trường hợp nhắn tin quảng cáo khác, ông Hoàng Sơn cho biết hiện chưa có nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn nào đến đặt vấn đề ký hợp đồng với Viettel và đối với trường hợp một thuê bao cá nhân gửi cùng lúc hàng chục tin nhắn tới các thuê bao khác thì rất khó kiểm soát bởi gần như không thể định nghĩa được đấy có phải là spam hay không.

Đại diện bộ phận truyền thông của MobiFone cũng cho hay, "theo điều tra của MobiFone thì sau khi MobiFone đưa ra quy định nghiêm cấm tuyệt đối việc sử dụng các đầu số dịch vụ để nhắn tin quảng cáo, tất cả các hoạt động quảng cáo qua tin nhắn đã chuyển sang hình thức sử dụng các số thuê bao trả trước cá nhân và gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà cung cấp dịch vụ di động. Bởi theo quy định về bảo mật thông tin cá nhân thì không thể biết được đó có phải là các tin nhắn quảng cáo hay không, trừ khi nhận được phản ánh của khách hàng hoặc từ các kênh thông tin khác. Trong trường hợp nhận được phản ánh như vậy, MobiFone sẽ có cơ sở để đưa ra biện pháp xử lý đối với số thuê bao cá nhân đã thực hiện hoạt động nhắn tin quảng cáo".

Rõ ràng, "đầu mối" của tình trạng tin nhắn rác đang gây bức bối cho nhiều người dùng chính là thuê bao di động trả trước. Và như vậy, bên cạnh các biện pháp như nhanh chóng hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 90, tăng cường các hoạt động thanh kiểm tra thì các cơ quan chức năng và các nhà cung cấp dịch vụ di động cần quyết liệt hơn trong việc thắt chặt quản lý đối với các thuê bao di động trả trước và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người sử dụng dịch vụ về cách thức phòng, chống tin nhắn rác.

Từ khóa liên quan:

quản lý

tin nhắn

spam

sms

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News