Quan sát được electron phóng thích khỏi nguyên tử
Với việc bắn một xung laser tử ngoại cường độ cao vào một nguyên tử, các nhà khoa học lần đầu tiên đã quan sát được thời gian thực quá trình chuyển động của một electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Nguyên tử. (Ảnh minh họa - internet)
Đó là công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ), Viện nghiên cứu Quang học Lượng tử Max Planck (Đức) và Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley thuộc Bộ Năng lượng Mỹ.
Các nhà khoa học đã tiến hành gia tăng xung laser tử ngoại cường độ cao vào một nguyên tử krypton trong thời gian chưa đầy bốn femto giây (một femto giây là một phần triệu tỉ của một giây).
Sau đó chỉ phải mất thời gian khoảng 150 atto giây (một atto giây là một phần tỉ tỉ của một giây) các nhà khoa học đã quan sát và chụp được quá trình vận động của electron lớp ngoài cùng của nguyên tử krypton.
Nghiên cứu cho thấy sau khi gia tăng xung laser tử ngoại cường độ cao, electron lớp ngoài cùng của nguyên tử krypton đã được giải phóng và để lại một nguyên tử với vỏ ngoài có một lỗ trống tích điện dương.
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng giúp giới khoa học thúc đẩy sự phát triển của điện tử học tốc độ cao thông qua việc kiểm soát hiệu quả một số quá trình.
Ngoài ra, nghiên cứu trên còn mở ra cánh cửa mới giúp giới khoa học thăm dò quá trình vật lý cơ bản với thời gian nhanh hơn và quy mô lớn hơn.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
