Quầng Mặt trời xuất hiện ở một số tỉnh: Có thể báo hiệu nắng nóng kéo dài

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), hôm 21/5 xuất hiện vòng tròn bao quanh Mặt trời ở một số địa phương là hiện tượng quang học còn gọi là quầng 22 độ của Mặt trời, không phải hiện tượng hiếm gặp.

Trưa 21/5, nhiều địa phương ở khu vực phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương,... nhiều người dân phát hiện vòng tròn sáng bao quanh Mặt trời.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết, hiện tượng kể trên có tên gọi quầng 22 độ của Mặt trời hoặc quầng Mặt trời. Một số nơi còn gọi hiện tượng này bằng cái tên khác là hào quang. Tuy nhiên theo lý giải của ông Sơn đây là cách gọi cảm tính, không chính xác.

Quầng Mặt trời xảy ra trong một số thời điểm, điều kiện nhất định như ở trên tầng cao của khí quyển của trái đất thời tiết rất khô, ít hơi nước nhưng có nhiều tinh thể băng.

“Ánh sáng từ Mặt trời hoặc Mặt trăng khi đi qua tinh thể băng bị tán xạ và tạo thành quầng sáng bao quanh Mặt trời có bán kính 22 độ tính từ Mặt trời vì thế mới có tên gọi là quầng 22 độ”, ông Sơn cho biết.


Quầng Mặt trời xuất hiện ở một số địa phương.

Cũng theo Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, dân gian ta có câu kinh nghiệm : “Trăng quầng trời hạn, trăng sáng trời mưa” với ý nghĩa báo hiệu thời tiết oi bức khi quầng sáng xuất hiện ở Mặt trăng, nhưng kinh nghiệm này cũng không hoàn toàn chính xác.

Quầng sáng Mặt trời ít xuất hiện hơn quầng sáng Mặt trăng nhưng không phải là hiện tượng quá hiếm và cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể báo hiệu thời gian ngắn sắp tới nắng nóng kéo dài và ít có mưa.

Quầng sáng Mặt trời chỉ xuất hiện ở một số địa phương, trong khi ở nơi khác không nhìn thấy điều này được chuyên gia lý giải là chỉ những nơi có điều kiện khí quyển nhất định, khi không khí khô và tầng cao có chứa nhiều tinh thể băng mới xuất hiện. Những nơi có mây, nhiều hơi nước sẽ không nhìn thấy hiện tượng này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News