Quỷ Tasmania giết chết hàng nghìn con chim cánh cụt

Quỷ Tasmania - một loài thú có túi ăn thịt - được đưa đến đảo Maria, phía Đông Tasmania để bảo tồn số lượng, song chính chúng đã tàn phá khu hệ chim nơi đây.

Theo BirdLife Tasmania, nỗ lực bảo tồn số lượng loài quỷ Tasmania bằng cách đưa chúng đến đảo Maria, Australia đã khiến loài chim nơi đây trả giá - những chú chim cánh cụt nhỏ bị loại bỏ hoàn toàn.

Theo dự kiến, đảo Maria sẽ bảo tồn số lượng quỷ Tasmania khi tạo ra một quần thể bị cô lập về mặt địa lý, giúp tránh lây nhiễm và lây lan bệnh u ác tính.

Nhờ đó, 28 con quỷ được thả trên đảo năm 2012 và 2013 đã tăng lên khoảng 100 con vào năm 2016. Song, quần thể chim cánh cụt đã giảm dần kể từ khi quỷ Tasmania được đưa đến đảo.

Quỷ Tasmania giết chết hàng nghìn con chim cánh cụt
Chim cánh cụt nhỏ - loài đã bị loại khỏi đảo Maria, Australia bởi những con quỷ Tasmania du nhập. (Ảnh: Eric Woehler).

Hòn đảo rộng 116 km vuông ở phía Đông Tasmania này là nơi sinh sản của 3.000 cặp chim cánh cụt nhỏ khoảng một thập kỷ trước. Theo BirdLife Tasmania, cuộc khảo sát gần đây cho thấy chim cánh cụt đã hoàn toàn biến mất khỏi hòn đảo.

Tiến sĩ Eric Woehler, làm việc cho BirdLife Tasmania, cho biết sự sụt giảm số lượng chim cánh cụt là một kết quả đáng buồn nhưng không ngạc nhiên.

"Mỗi khi con người cố tình hoặc vô tình đưa động vật có vú đến các hòn đảo trên đại dương, luôn có kết cục giống nhau - động vật có vú gây ra tác động thảm khốc đối với chim", ông nói.

Quỷ Tasmania giết chết hàng nghìn con chim cánh cụt
Những con quỷ Tasmania được chuyển đến đảo Maria để bảo số lượng trước bệnh u ác tính trên khuôn mặt.

Một báo cáo được thực hiện năm 2011 đã dự đoán sự xuất hiện của các loài thú có túi ăn thịt như quỷ Tasmania sẽ gây nên "tác động tiêu cực đến các đàn chim cánh cụt nhỏ và chim hải âu bản địa". Chim cánh cụt ở Australia đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn do các hoạt động của con người, vật nuôi và động vật hoang dã.

Nghiên cứu khác năm 2020 cho thấy quỷ Tasmania cũng đã tàn sát các đàn cá đuôi ngắn trên đảo Maria. Ngỗng Cape Barren trên đảo Maria, vốn là loài chim làm tổ trên mặt đất, cũng phải cố gắng làm tổ trên cây để tránh bị quỷ Tasmania ăn thịt.

Một thập kỷ trước đây, các nhà khoa học đưa quần thể quỷ Tasmania đến đảo Maria bởi họ vẫn chưa hiểu rõ tác động của u trên mặt đối với loài này. Nghiên cứu được công bố năm 2020 cho thấy tốc độ lây lan của căn bệnh dường như đã chậm lại.

Đảo Maria ban đầu được coi là một địa điểm lý tưởng cho quỷ Tasmania khi không có phương tiện công cộng và đường lớn, đồng thời có các loài thuộc họ Chân to macropod để chúng săn mồi. Ngoài ra, trên hòn đảo này cũng có các loài Tasmanian pademelons, kangaro Forester và Bennett wallabies.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật cưỡi trên mảnh vỡ của siêu lục địa, phân tán khắp Trái đất

Sinh vật cưỡi trên mảnh vỡ của siêu lục địa, phân tán khắp Trái đất

Nhện tarantula bám trụ trên mảnh vỡ của siêu lục địa Gondwana rồi phân tán tới nhiều khu vực trên Trái đất.

Đăng ngày: 21/06/2021
Phát hiện quần thể 1.300 con rắn sọc gần sân bay

Phát hiện quần thể 1.300 con rắn sọc gần sân bay

Khu vực đầm lầy bao quanh sân bay quốc tế San Francisco (SFO) trở thành nơi ở của quần thể rắn sọc nguy cấp lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 20/06/2021
Loài cá

Loài cá "hóa thạch sống" mang thai suốt 5 năm

Loài cá cổ đại Coelacanth “sống chậm” với tuổi thọ lên tới một thế kỷ và thời gian mang thai 5 năm, theo kết quả một nghiên cứu mới.

Đăng ngày: 20/06/2021
Chú lợn

Chú lợn "sống sót thần kì sau trận động đất năm 2008 ở Tứ Xuyên" chết già trong bảo tàng

Chú lợn sống sót sau trận động đất kinh hoàng hồi năm 2008 ở Tứ Xuyên đã chết đêm 16/6 tại một bảo tàng địa phương.

Đăng ngày: 19/06/2021
Gắn máy tính nhỏ nhất thế giới trên lưng một con ốc sên, phát hiện ra bí quyết sinh tồn độc đáo

Gắn máy tính nhỏ nhất thế giới trên lưng một con ốc sên, phát hiện ra bí quyết sinh tồn độc đáo

Những chiếc máy tính siêu nhỏ này chỉ có kích thước 2x5x2 mm nhưng có thể giúp thu thập thông tin môi trường một cách hiệu quả.

Đăng ngày: 18/06/2021
Cá chình có thể nuốt chửng con mồi trên cạn

Cá chình có thể nuốt chửng con mồi trên cạn

Cá chình Moray có bộ hàm thứ hai. Những chiếc hàm phụ này có thể chụm về phía trước ngay lập tức để kẹp vào con mồi và kéo con vật vào miệng nó.

Đăng ngày: 18/06/2021
Rắn tấn công máy bay nhưng phương pháp xua đuổi của hãng mới khiến mọi người bất ngờ

Rắn tấn công máy bay nhưng phương pháp xua đuổi của hãng mới khiến mọi người bất ngờ

Vì có quá nhiều rắn đuôi chuông tấn công những chiếc máy bay A380 đang đậu trên sa mạc California, nhân viên hãng phải sử dụng đến ‘cán chổi’ để xua đuổi.

Đăng ngày: 17/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News