Quy trình thu gom cá chết hàng loạt do tảo nở hoa ở Florida
Chính quyền quận Brevard, bang Florida, Mỹ, huy động nhiều cơ quan, tình nguyện viên và thậm chí cả tù nhân nhanh chóng thu gom, dọn dẹp số cá chết, mang chúng tới bãi rác để chôn lấp.
Theo Florida Today, hiện tượng cá chết đồng loạt xuất hiện dọc bờ đầm phá sông India ở quận Brevard, bang Florida, Mỹ, vào cuối tháng 3. Khoảng 30 loài cá chết với nhiều kích cỡ khác nhau tập trung thành lớp dày, trôi dạt xung quanh phía nam bãi biển Cocoa.
Giới chức bang Florida cho rằng, hiện tượng tảo nở hoa làm giảm lượng oxy trong nước là nguyên nhân khiến cá chết. Một loại tảo nâu theo dòng thủy triều gần đây phát triển rất mạnh, chiếm ưu thế trong đầm phá sông India.
Ngoài tảo nâu, đầm phá cũng chứa loại tảo màu xanh lục, từng gây ra hiện tượng tảo nở hoa vào năm 2011, làm chết hàng trăm hecta diện tích cỏ biển.
Chính quyền quận Brevard huy động nhiều cơ quan cùng vào cuộc để nhanh chóng thu gom và dọn dẹp số cá chết, chẳng hạn như cơ quan quản lý đường sông, cơ quan xử lý chất thải rắn, lực lượng cảnh sát, cơ quan y tế, tình nguyện viên, thậm chí cả tù nhân.
Việc thu gom cá chết được tiến hành ở khu vực ven sông của các công viên trong quận, sau đó mở rộng ra bến tàu, bờ biển.
"Hiện tượng cá chết hàng loạt gây ra phiền toái cho cộng đồng. Chúng tôi nhận được nhiều phản ánh từ người dân, bởi vậy chúng tôi cùng nhau lên kế hoạch trợ giúp họ", Venetta Valdengo, một lãnh đạo ở quận Brevard, cho biết.
Tình nguyên viên tham gia chiến dịch dọn dẹp đều phải đeo găng tay, không cầm trực tiếp cá chết. Sau khi thu gom, cá được cho vào 5 thùng rác lớn đặt tại những điểm cố định.
Xe tải chở cá chết đến bãi rác trung tâm và xử lý bằng cách chôn lấp. Ở khu vực giữa mặt nước, cơ quan quản lý đường thủy của quận cho thuyền ra vớt xác cá trôi nổi.
Văn phòng cảnh sát trưởng cử khoảng 10-15 tù nhân để hỗ trợ dọn sạch cá. Tuy những tù nhân này là người phạm tội nhẹ, họ vẫn phải đeo cùm chân khi tham gia công việc.
Do số lượng cá chết quá lớn, việc dọn dẹp chủ yếu được thực hiện ở khu vực cá dạt vào bờ. Đối với những con cá trôi nổi giữa mặt nước, chính quyền khuyến cáo người dân không thu gom.
"Chúng tôi không khuyến khích mọi người cố gắng ra giữa sông để vớt cá chết, vì số lượng cá trôi nổi quá nhiều. Hầu hết chúng sẽ chìm xuống đáy, tự phân hủy trong môi trường hoặc trở thành thức ăn cho những con cua", Don Walker, người phát ngôn của quận Brevard, nói.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
