Quy trình thu thập dung nham nóng chảy từ núi lửa

Chỉ với đồ bảo hộ, chiếc búa đập đá và xô nước, các nhà địa chất học đã biến công việc lấy mẫu dung nham nóng chảy nguy hiểm trở nên hết sức nhẹ nhàng.

 Quá trình thu thập dung nham núi lửa

Gần đây, Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một nhà địa chất đang thu thập mẫu dung nham ở núi lửa Kilauea, Hawaii, và quy trình có vẻ hết sức đơn giản.

Khi đi lấy mẫu, các nhà địa chất mặc quần áo bảo hộ bởi nhiệt độ của dung nham có thể làm rộp da từ khoảng cách xa. Họ sử dụng một chiếc búa thép để cào lớp vỏ ngoài đã nguội rồi móc ra từng tảng dung nham nóng chảy có nhiệt độ khoảng 1.150 độ C.


Một nhà địa chất học đang lấy mẫu dung nham. (Ảnh: USGS).

Do chiếc búa thép tương đối lạnh, dung nham bám trên búa cứng lại một chút và dễ dàng trượt từ đầu búa vào xô nước. Dung nham nóng chảy khiến nước sôi ngay lập tức. Theo USGS, nhà địa chất cần làm nguội dung nham bằng nước thật nhanh để tránh những thay đổi hóa học từ việc hình thành các tinh thể trong quá trình nguội chậm.

Một lượng mẫu vật được đem lưu trữ trong khi phần còn lại được phân tích để xác định thành phần hóa học và nhiệt độ phun trào. Phân tích mẫu dung nham giúp các nhà khoa học ở Trạm quan sát Núi lửa Hawaii tìm hiểu hoạt động bên trong núi lửa Kilauea.

"Ví dụ, chúng tôi có thể phân biệt giữa magma dâng lên rất nhanh từ sâu trong lòng đất và magma lưu trữ nhiều năm trong bể chứa nông bên trong núi lửa", Janet Babb, nhà địa chất học của USGS làm việc tại Trạm quan sát Núi lửa Hawaii, chia sẻ với The Huffington Post.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News