Quy trình ướp xác Phật sống Trung Quốc
Trước khi qua đời, hòa thượng ở tỉnh Phúc Kiến có thân xác không phân hủy được coi là Phật sống Trung Quốc chỉ ăn đậu phụ với cháo, uống rất ít nước.
Theo hòa thượng Chấn Vũ trụ trì chùa Phổ Chiếu, lão hòa thượng Phúc Hậu sinh năm 1919 ở tại thị trấn Thanh Dương, thành phố Phổ Giang (Tuyền Châu ngày nay). Năm 13 tuổi, ông quy y cửa Phật, tu hành tại chùa Sùng Phúc ở Tuyền Châu.
Thường ngày ông rất ít nói, chuyên tâm tu hành, hiếm khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ông là người hiền hậu, được nhiều hậu bối kính trọng. 10 năm trước lúc qua đời, ông được đồ đệ Tương Ngọc Phượng chăm nom, theo Sina.
Tương Ngọc Phượng cho biết, sư phụ mình cả cuộc đời giản dị, mấy chục năm nay mỗi ngày chỉ ăn một miếng đậu phụ với cháo bí đỏ. Quần áo chỉ mặc đi mặc lại vài bộ, việc gì vừa sức đều tự tay làm. Hơn một tháng trước khi viên tịch, mỗi ngày ông chỉ ăn nửa bát cháo, uống chưa đến nửa thìa canh nước.
Ông viên tịch vào tháng 6 âm lịch năm 2012, hưởng thọ 94 tuổi. Thi thể hòa thượng đặt ở chùa Sùng Phúc trong 5 ngày, sau đó được đưa sang chùa Phổ Chiếu. Vì ông là bậc tu hành cao niên, nên chùa Phổ Chiếu quyết định làm lễ "ngồi ang" cho ông và mời chuyên gia Chu Quốc Sinh đến thực hiện.
"Hòa thượng Phúc Hậu hơn ba năm trước bắt đầu được đặt ngồi trong ang, đóng ang, đến hôm nay làm lễ mở ang, tất cả đều hoàn hảo", chuyên gia Chu, người bảo quản thành công nhiều xác ướp Phật sống, cho biết.
"Đầu tiên rắc một lớp vôi bột vào đáy ang, thêm một lớp than củi, sau đó đặt pháp thể (thi thể của nhà sư) trong tư thế kiết già vào bên trong; sau đó chèn thêm than củi, gỗ đàn hương... vào, cuối cùng đóng chặt nắp ang lại, qua ba năm rưỡi mới mở ra".
Phá tường bao gian phòng đặt ang ướp xác hòa thượng. (Ảnh: Nhật báo Quảng Châu).
Ang chứa thi thể nhà sư đặt trong một gian phòng thờ tổ đường trong chùa Phổ Chiếu, xây kín lại đảm bảo không khí ẩm không lọt vào trong.
Theo Chu Quốc Sinh, kinh nghiệm cho hay thi thể của người được ướp xác có phân hủy hay không còn tùy thuộc vào người đó gầy hay béo và thời gian viên tịch. Thông thường, so với hòa thượng thân hình mập mạp lại mất vào mùa hè thời tiết nóng nực thì những nhà sư gầy qua đời vào mùa đông có tỷ lệ xác không phân hủy cao hơn.
Sư phụ Chấn Vũ cho biết, họ mời những chuyên gia tới giúp xử lý thân xác của hòa thượng Phúc Hậu.
Sáng ngày 10/1, chùa Phổ Chiếu, núi Tử Mạo, thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến tổ chức nghi thức mở ang ướp xác lão hòa thượng Phúc Hậu. Mọi người đều vui mừng và kinh ngạc khi thấy xác ướp sau ba năm vẫn không bị phân hủy, râu tóc vẫn còn nguyên. Ông được coi là "nhục thân Phật" (Phật sống).
Hòa thượng Phúc Hậu lúc còn sống. (Ảnh: QQ).
"Để trở thành nhục thân Phật, 100% đều nhờ tu hành, kỹ thuật bảo quản xác của chúng tôi chỉ chiếm rất ít", Chu Quốc Sinh nói. Những việc tiếp theo cần làm là dát vàng lên thân thể nhà sư, quét sơn vàng trong khoảng một tháng. Sau khi hoàn tất, tượng Phật sống sẽ lần lượt được đưa tới thờ ở chùa Sùng Phúc và chùa Phổ Chiếu.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"
Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?
Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.

Khám phá bí mật rãnh Mariana
Môi trường bí ẩn tại nơi sâu nhất của biển khơi, cũng là nơi sâu nhất địa cầu, đang dần được giới khoa học khám phá.
