Quy trình xét nghiệm Covid-19
Hiện chủng virus SARS-COV-2 có thể được phát hiện thông qua một số xét nghiệm đặc hiệu trong thời gian ngắn.
Những điều cần biết khi đi xét nghiệm Covid-19
1. Những ai cần thực hiện xét nghiệm Covid-19?
Hiện nay Bộ Y tế nước ta đã có văn bản hướng dẫn cũng như phát đi nhiều khuyến cáo trong cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề xét nghiệm chủng virus SARS-COV-2. Cụ thể, các đối tượng có biểu hiện nghi ngờ mắc chứng viêm phổi do loại virus này gây ra hoặc có yếu tố dịch tễ đặc biệt đều cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất. Các nhân viên y tế tại đó có trách nhiệm hỗ trợ người dân thực hiện xét nghiệm kịp thời.
Bộ Y tế đã lập danh mục các nhóm đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Covid-19.
Các nhóm đối tượng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm bao gồm:
- Công dân có ít nhất một trong các triệu chứng cụ thể như sốt, ho, khó thở, đau họng do viêm phổi,... nghi ngờ do chủng virus mới gây nên.
- Công dân trở về từ các ổ dịch trong nước cần được thực hiện xét nghiệm trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm phổi.
- Công dân trở về từ các quốc gia, khu vực hoặc vùng lãnh thổ đã có ca bệnh Covid-19 được chính thức ghi nhận bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ được hỗ trợ thực hiện xét nghiệm ngay sau khi nhập cảnh.
- Các công dân đã từng tiếp xúc phạm vi gần (trong bán kính 2m) với người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 như sống cùng nhà, phòng làm việc, khu du lịch, nghỉ dưỡng, phương tiện giao thông công cộng,...
2. Các phương pháp xét nghiệm Covid-19
Vì chủng virus SARS-COV-2 có diễn biến hoạt động và lây lan phức tạp nên việc phát hiện sớm virus để có biện pháp cách ly và xử lý kịp thời là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành y tế. Các xét nghiệm tiên tiến cũng như phương pháp test nhanh đều được đánh giá là cần thiết, phải được triển khai sâu rộng tại vùng dịch và có nguy cơ bùng dịch. Tùy vào phương pháp xét nghiệm sẽ được thực hiện mà người bệnh sẽ biết xét nghiệm Covid-19 có được ăn sáng hay không.
Có 3 phương pháp xét nghiệm đang được sử dụng phổ biến tại nước ta.
Hiện nay, các cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép tại nước ta đang triển khai 3 phương án phát hiện sớm virus SARS-COV-2 bao gồm:
- Xét nghiệm sinh học phân tử (còn gọi là Realtime RT-PCR): Đây đang được coi là phương pháp xét nghiệm tiên tiến, đáng tin cậy hàng đầu hiện nay vì độ nhạy và đặc hiệu cao. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch họng hoặc dịch tỵ hầu cùng máu để khuếch đại, phát hiện sớm sự có mặt của virus.
- Xét nghiệm miễn dịch học ELISA để phát hiện kháng thể kháng SARS-COV-2 trong cơ thể người bệnh, cách này cũng gián tiếp cho biết bệnh nhân đó đang nhiễm virus hay không.
- Xét nghiệm test nhanh dựa trên dịch họng, máu và dịch tỵ hầu để sàng lọc các ca nghi nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm cao tại các vòng cách ly đầu tiên.
3. Xét nghiệm Covid-19 có được ăn sáng không?
Xét nghiệm Covid-19 có được ăn sáng hay không đang là thắc mắc của khá nhiều công dân đang thực hiện cách ly và đợi làm thủ tục để thực hiện xét nghiệm. Sở dĩ có thắc mắc này vì không ít xét nghiệm nhận diện bệnh khác yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện nhịn đói ít nhất 8 giờ đồng hồ. Việc không ăn sáng sẽ đảm bảo các chỉ số chuyển hóa như đường, mỡ máu,... không bị tăng cao đột ngột dẫn đến chẩn đoán sai bệnh hoặc thiếu bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có báo cáo quốc tế nào được WHO chính thức thông qua liên quan đến vấn đề ăn sáng làm sai lệch kết quả của xét nghiệm Covid-19. Các bệnh nhân hoặc công dân chờ xét nghiệm vẫn có thể ăn trước khi làm xét nghiệm. Nếu bạn cẩn thận hơn thì có thể liên hệ với nhân viên y tế phụ trách xét nghiệm để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.
Ngoài vấn đề ăn sáng, các độc giả cũng cần lưu ý thêm rằng tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện trước khi thực hiện xét nghiệm Covid-19.
4. Quy trình xét nghiệm Covid-19 hiện nay
Sau khi nhận được tư vấn cụ thể từ nhân viên y tế liên quan đến vấn đề chuẩn bị tiền xét nghiệm và xét nghiệm Covid-19 có được ăn sáng không thì công dân nên chủ động tuân thủ các lưu ý này tốt trước khi đến cơ sở y tế. Việc công dân tự chuẩn bị các yếu tố nói trên tại nhà sẽ giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm thu về chính xác và khách quan.
Hiện quy trình xét nghiệm Covid-19 bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị lấy mẫu bệnh phẩm
Các nhân viên y tế sẽ thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học theo đúng quy định trước khi thao tác lấy mẫu bệnh phẩm:
- Mặc đồ bảo hộ đầy đủ, đúng quy chuẩn.
- Đeo khẩu trang y tế N95 chuyên dụng và các vật dụng bảo hộ cá nhân theo khuyến cáo của ngành y tế.
- Đeo găng tay y tế.
- Khử khuẩn tất cả các dụng cụ y tế cũng như đồ bảo hộ trước và sau khi làm việc.
Bước 2: Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm
Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ có trách nhiệm lấy các mẫu bệnh phẩm bao gồm:
- 3 - 5 ml máu của công dân đang cần làm xét nghiệm.
- Dịch đường hô hấp trên và dưới. Trong đó dịch đường hô hấp trên bao gồm dịch họng, dịch tỵ hầu hoặc dịch súc họng. Dịch đường hô hấp dưới bao gồm đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản hoặc dịch màng phổi.
- Mẫu bệnh phẩm sẽ do các nhân viên y tế có đồ bảo hộ đúng quy cách thao tác lấy và bảo quản
Bước 3: Bảo quản mẫu bệnh phẩm, đóng gói và vận chuyển về phòng xét nghiệm
Các mẫu bệnh phẩm sẽ được bố trí đưa về phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt theo điều kiện đạt chuẩn. Đối với khung thời gian vận chuyển từ 48 giờ trở xuống, bệnh phẩm sẽ được bảo quản ở 2 - 8 độ C. Nếu thời gian vận chuyển từ 48 giờ trở lên thì bệnh phẩm cần được bảo quản ở -70 độ C.
Các type bệnh phẩm đều được siết chặt nắp, bọc bằng giấy thấm và nhiều lớp túi chuyên dụng, chuyển bằng phích lạnh có kí hiệu bệnh phẩm sinh học.
Bước 4: Xét nghiệm
Tất cả các bệnh phẩm sẽ được sàng lọc tại phòng xét nghiệm có điều kiện đạt chuẩn quốc tế. Các xét nghiệm được thực hiện tại đây bao gồm test nhanh kháng thể, kháng nguyên, xét nghiệm miễn dịch hoặc sinh học phân tử.