Rắn biển biết cách làm đầu và đuôi giống nhau

Một loại rắn biển rất độc có khả năng xua đuổi những con vật săn mồi nhờ một mẹo làm những con vật săn mồi cho rằng cái đuôi là cái đầu của chúng, theo Marine Ecology ngày 6-8.

Mặc dù rất độc, nhưng loại rắn biển màu vàng rất dễ bị tấn công trong khi tìm thức ăn mà đuôi để lộ ra ngoài. Nhưng nó làm cho cá mập, cá ăn thịt và chim sợ với hai bên đuôi xoắn lại làm cho cái đuôi trông giống như cái đầu, nơi có thể nhận ra nhờ các vệt đen và vàng. Ngay cả cá mập cũng sợ đầu rắn biển vì rắn biển thuộc vào một trong những loài rắn cực độc.

Phát hiện này được nhà tự nhiên học người Đan Mạch Arne Rasmussen khám phá trong một chuyến du lịch lặn ngoài khơi Đảo Bunaken ở Indonesia. Trong khi quan sát một con rắn biển, ông kinh ngạc thấy cái “đầu” của nó ngo ngoe hướng về phía ông trong khi cái đuôi lùng sục đám san hô. Tiến sĩ Rasmussen thuộc Hàn lâm viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch, Trường Bảo tồn ở Copenhagen, chỉ nhận ra mình bị lầm khi cái đầu thực của nó trồi lên. 

Rắn biển đuôi dày có tên Hydrophis pachycercos có nguồn gốc từ Việt Nam (Ảnh: Arne Rasmussen/ PA)

Những nghiên cứu sau đó, nơi 98 con rắn biển trong các viện bảo tàng ở Paris (Pháp), Berlin (Đức) và Copenhagen (Đan Mạch) và những con rắn biển hoang dã ở Quần đảo Solomon đã xác nhận khám phá trên. Tất cả đều có những dải đen dài rõ rệt ở mỏm đầu và mỏm đuôi cũng như một hình móng ngựa màu vàng đậm hơn so với các đốm trên cơ thể.

Các loài rắn biển khác - như rắn biển đuôi dày, rắn biển Vịnh Ba Tư… cũng có thể sử dụng mẹo này, theo Rasmussen. Tất cả đều có các đốm giống nhau ở đầu và ở đuôi.

Có hơn 65 loài rắn biển sinh sống tại các vùng biển nhiệt đới của Nam Bán cầu, và tất cả đều rất độc. 

Tiến sỹ Arne Rasmussen xem xét loại rắn độc biển có môi vàng (Ảnh: Arne Rasmussen/ PA)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News