Rắn biển đã tiến hóa để nhìn được dưới nước từ 15 triệu năm trước
Một nghiên cứu mới cho thấy, các loài rắn biển đã tiến hóa từ 15 triệu năm trước để thích ứng với thay đổi trong môi trường nước biển, trong đó có cả tiến hóa về thị lực.
Nghiên cứu do đại học Plymouth ở Anh dẫn đầu và được công bố trên tạp chí sinh học Current Biology đã cung cấp bằng chứng về địa điểm, thời gian và tần suất các loài thích nghi khả năng nhìn màu sắc.
Phát hiện này cho thấy thị lực của rắn đã được biến đổi về mặt di truyền qua hàng triệu thế hệ để chúng có thể thích nghi với môi trường đa dạng và vẫn quan sát được con mồi khi ở sâu dưới nước.
Gene sản xuất sắc tố trong mắt rắn đã thay đổi.
Tầm nhìn của chúng – đặc biệt là các gene sản xuất sắc tố trong mắt đã thay đổi giúp chúng có thể nhìn thấy con mồi và kẻ thù ở sâu dưới nước đến 75 mét.
“Trong thế giới tự nhiên, rõ ràng là các loài phải thích nghi khi môi trường xung quanh chúng thay đổi. Nhưng khi thấy tốc độ biến đổi về thị lực của loài rắn chỉ trong thời gian chưa tới 15 triệu năm thật sự đáng kinh ngạc” – Bruno Simoes, một giảng viên về sinh học động vật tại Đại học Plymouth cho biết.
Simoes cho rằng tốc độ đa dạng hóa của các loài rắn biển so với họ hàng của chúng ở trên đất liền đã làm nổi bật lên những thách thức khắc nghiệt trong môi trường của chúng.
Nghiên cứu này cho thấy thị giác của rắn và các loài động vật có vú đã tiến hóa rất khác nhau trong quá trình chuyển từ đất liền xuống biển. Rắn biển đã giữ lại hoặc mở rộng khả năng nhìn màu so với các họ hàng trên cạn của chúng, trong khi đó các loài động vật chân màng và động vật biển có vú đã trải qua sự suy giảm về khả năng nhìn màu sắc. Sự tương phản này là bằng chứng rõ hơn về sự đa dạng tiến hóa ấn tượng trong thị lực của loài rắn.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng viết rằng mặc dù được thừa kế từ những loài thằn lằn có thị giác cao, khả năng nhìn màu của rắn vẫn bị hạn chế (điển hình là chỉ nhìn được hai tông màu) do lối sống mờ nhạt mà các tổ tiên ban đầu của chúng truyền lại.
Rắn biển oliu (Aipysurus laevis) ngoi lên thở ở biển phía Tây Úc.
Rắn biển oliu (Aipysurus laevis) ngoi lên thở ở biển phía Tây Úc. Rắn biển có thể chạm đến đáy biển ở độ sâu hơn 80 mét, tuy nhiên chúng sẽ phải ngoi lên mặt nước để thở sau vài tiếng.

Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam
Loài ếch kỳ lạ này sở hữu bề ngoài giống rắn, khiến không ít người hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật
Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.
