Phát hiện "vòng tròn lửa" cách Trái đất 11 tỷ năm ánh sáng

Trong dữ liệu hơn 4.000 thiên hà được phát hiện, R5519 phát ra ánh sáng mạnh mẽ và có cấu trúc hình vòng rõ ràng nhất.

Trong nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy ngày 26/5, một nhóm nhà khoa học đã cung cấp hình ảnh chi tiết thiên hà vành đai R5519, được phát hiện nhờ quét dữ liệu từ kính viễn vọng Hubble Space và quan sát từ Đài thiên văn W.M. Keck ở Hawaii, Mỹ.

R5519 cách Trái đất khoảng 11 tỷ năm ánh sáng, có nghĩa là nó được hình thành chỉ vài tỷ năm sau khi vũ trụ xuất hiện từ Vụ nổ lớn (Big Bang) khoảng 13,8 tỷ năm trước.

Trong khoảng 4.000 thiên hà được phát hiện, R5519 phát ra ánh sáng mạnh nhất và có cấu trúc vòng rõ ràng nhất. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn và phát hiện ra nhiều điều thú vị về thiên hà này.

"Chúng tôi chưa bao giờ thấy một thứ gây tò mò nhiều như vậy", Tiantian Yuan, nhà thiên văn học tại Đại học Swinburne Australia và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.

Phát hiện vòng tròn lửa cách Trái đất 11 tỷ năm ánh sáng
Thiên hà R5519 có cấu trúc hình vòng rõ ràng nhất trong danh sách 4.000 thiên hà được phát hiện. (Ảnh: James Josephides/Swinburne Astronomy Productions).

Trong quá trình nghiên cứu về R5519, Yuan và các cộng sự phát hiện một thiên hà đồng hành mang tên G5593.

Các nhà khoa học đặt giả thuyết 2 thiên hà này nhiều lần va chạm vào nhau. Ở thời điểm khoảng 40 triệu năm trước, G5593 đã chạm mạnh và "xâm nhập" vào R5519, tách thiên hà này thành hình dạng vòng như hiện nay.

Nếu giả thuyết trên là đúng, thì sự hình thành của R5519 là cực kỳ hiếm, chỉ 1/1.000 vũ trụ được hình thành theo cách như vậy.

Vẫn còn nhiều ẩn số về sự xuất hiện của thiên hà hình vòng lửa này. "Chúng tôi không biết nó được tạo ra từ vụ va chạm đầu tiên hay không, cần nhiều dữ liệu hơn để có thể kết luận", Yuan nói.

Các nhà thiên văn học sẽ phải thu thập nhiều dữ liệu hơn để chắc chắn thiên hà hình nhẫn này được gây ra bởi một vụ va chạm, chứ không phải từ quá trình phát triển tự nhiên.

Nhóm tác giả của nghiên cứu trên cho biết sẽ sử dụng Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA sắp ra mắt, để trả lời cho những phần chưa sáng tỏ về thiên hà R5519.

Yuan cho biết cô đã tìm ra một thiên hà có cấu trúc vòng khác, khả năng cao được tạo thành từ một vụ va chạm tương tự trong quá khứ, và nó lớn hơn R5519 khoảng 1 tỷ năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chúng ta suýt nữa đã có Mặt trời thứ hai

Chúng ta suýt nữa đã có Mặt trời thứ hai

Phần lớn hệ sao trong vũ trụ có hai hoặc ba ngôi sao. Tuy nhiên, Hệ Mặt trời lại chỉ có một ngôi sao duy nhất.

Đăng ngày: 31/05/2020
Tên lửa Starship của Elon Musk phát nổ

Tên lửa Starship của Elon Musk phát nổ

Thử nghiệm tên lửa thất bại ngay trước khi SpaceX cùng NASA thực hiện nhiệm vụ lịch sử gửi 2 phi hành gia lên Trạm vũ trụ quốc tế.

Đăng ngày: 30/05/2020
Khối cầu sáng rực như pháo hoa rơi xuống Armenia

Khối cầu sáng rực như pháo hoa rơi xuống Armenia

Khối cầu bí ẩn thắp sáng bầu trời đêm phía tây đất nước, khiến cư dân địa phương và các nhà khoa học băn khoăn về nguồn gốc của nó.

Đăng ngày: 30/05/2020
Xung quanh Trái đất toàn là rác

Xung quanh Trái đất toàn là rác

Kể từ năm 1957, quỹ đạo thấp quanh Trái đất đã trở thành một môi trường đầy “rác thải” sau hơn 2.200 lần phóng vệ tinh.

Đăng ngày: 29/05/2020
Trái đất và Mặt trăng nhìn từ khoảng cách 1,4 tỷ km

Trái đất và Mặt trăng nhìn từ khoảng cách 1,4 tỷ km

Cassini, tàu vũ trụ mang sứ mệnh khám phá sao Thổ, chụp ảnh hành tinh xanh trong những ngày tháng cuối cùng hoạt động ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 28/05/2020
Thiên hà nhiều lần đâm xuyên qua dải Ngân Hà

Thiên hà nhiều lần đâm xuyên qua dải Ngân Hà

Thiên hà lùn Sagittarius cách dải Ngân Hà khoảng 26.000 năm ánh sáng có thể là yếu tố thúc đẩy Mặt Trời hình thành.

Đăng ngày: 28/05/2020
Xem trực tiếp sự kiện phóng tàu chở người lên vũ trụ đầu tiên của SpaceX và NASA

Xem trực tiếp sự kiện phóng tàu chở người lên vũ trụ đầu tiên của SpaceX và NASA

16h33p ngày 27/5 (giờ địa phương), SpaceX và NASA sẽ phóng tàu con thoi Crew Dragon đưa hai nhà phi hành lên Trạm không gian quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 27/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News