Phát hiện "mặt trăng nham thạch" ngoài Hệ Mặt trời
Các nhà thiên văn học tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một mặt trăng chưa từng được biết tới với đầy rẫy núi lửa hoạt động.
Mặt trăng nham thạch xoay quanh ngoại hành tinh WASP 49-b. (Đồ họa: UPI).
Một mặt trăng với nham thạch nóng chảy bao phủ khắp bề mặt có thể đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời WASP-49, cách Trái đất khoảng 554 năm ánh sáng, các nhà khoa học từ Viện Vật lý thuộc Đại học Bern, Thụy Sĩ hôm 29/8 công bố. Nhóm nghiên cứu mô tả phát hiện mới giống như Io - thiên thể có hoạt động địa chất mạnh nhất trong Hệ Mặt trời với hơn 400 núi lửa.
Khi quan sát bằng kính viễn vọng Very Large của Đài quan sát Nam Âu (ESO) tại Chile, nhóm nghiên cứu JPL/NASA phát hiện đám mây xung quanh WASP-49 b nằm cao hơn bầu khí quyển của hành tinh này.
Mặc dù chưa thể trực tiếp quan sát mặt trăng, các nhà thiên văn học đã nhận thấy sự tăng vọt của khí natri ở độ cao bất thường xung quanh ngoại hành tinh WASP 49-b. Natri nguyên tử thường có nguồn gốc từ hoạt động phun trào của núi lửa, đây là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một "thiên thể nham thạch" xoay quanh WASP 49-b.
"Các đám mây khí natri trung tính nằm cách rất xa WASP 49-b, đến mức chúng không thể được gió đưa lên từ bề mặt hành tinh", nhà thiên văn học Apurva Oza loại trừ khả năng khí natri được sinh ra do hoạt động núi lửa trên ngoại hành tinh WASP 49-b.
Cả WASP-49 b và ngôi sao của nó đều chủ yếu bao gồm hydro và heli, chỉ có một lượng nhỏ natri. Trong khi đó, đám mây dường như đến từ một nguồn sản xuất khoảng 100.000 kg natri mỗi giây.
Trong hai lần riêng biệt, các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy sự gia tăng đột ngột về kích thước của đám mây khi nó không ở cạnh hành tinh, nghĩa là nó đang được tiếp nhiên liệu từ một nguồn khác.
Hành tinh WASP-49 b (trái) và một mặt trăng lửa nằm giữa nó và ngôi sao mẹ - (Ảnh đồ họa: NASA/JPL-Caltech).
Đám mây dường như cũng di chuyển nhanh hơn hành tinh, cho thấy thứ tạo ra nó dường như di chuyển độc lập và nhanh hơn WASP-49 b.
Một bằng chứng khác cho thấy đám mây này độc lập với WASP-49 b là nó không phù hợp với chu kỳ quỹ đạo 2,8 ngày của hành tinh này.
Sử dụng các mô hình máy tính, các nhà nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của một mặt trăng ngoài Hệ Mặt trời với quỹ đạo 8 giờ quanh hành tinh này có thể giải thích cho sự bất thường của đám mây.
Và mặt trăng này là một phiên bản ngoài Hệ Mặt trời của mặt trăng Io.
Io là tên một trong 4 mặt trăng lớn của sao Mộc, thường được gọi là "mặt trăng núi lửa" bởi có hàng trăm ngọn núi lửa đang hoạt động.
Nhờ có Io, chúng ta biết rằng kiểu mặt trăng "địa ngục" như thế có thể tồn tại và có thể sinh ra các đám mây kỳ quặc như những gì đang bay quanh WASP-49 b.
Các nhà khoa học NASA cho biết họ vẫn đang tìm thêm một số dấu hiệu xác thực hơn về sự tồn tại của mặt trăng núi lửa này, cũng như cách để có thể quan sát nó cụ thể hơn.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là một khám phá phi thường bởi việc quan sát được một vật thể nhỏ như mặt trăng ở một nơi quá xa xôi như vậy là điều cực kỳ hiếm có.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
