Rắn hiếm nhất Bắc Mỹ chết nghẹn vì nuốt rết

Các nhà nghiên cứu tìm thấy rắn vương miện rim rock chết trong lúc nuốt dở một con rết lớn bằng 1/3 kích thước của nó.

Rắn vương miện rim rock (Tantilla oolitica) được phát hiện gần đây ở một công viên tại quần đảo Florida Keys sau 4 năm vắng bóng. Con rắn đã chết sau khi nuốt nửa chừng một con rết khổng lồ. Cuộc chiến chí mạng này đánh dấu lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thói quen kiếm ăn của rắn T. oolitica. Những loài họ hàng gần của T. oolitica cũng ưa ăn rết, nhưng loài rắn này hiếm gặp đến mức trước đây không ai biết chúng ăn gì. Nhóm nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida chụp ảnh cắt lớp vi tính con rắn cùng con mồi của nó và sẽ công bố kết quả hôm 11/9 trên tạp chí Ecology.

Rắn hiếm nhất Bắc Mỹ chết nghẹn vì nuốt rết
Rắn T. oolitica ăn con mồi to quá khổ. (Ảnh: Drew Martin).

"Tôi rất kinh ngạc khi trông thấy những bức ảnh lần đầu tiên", đồng tác giả nghiên cứu Coleman Sheehy, quản lý bộ sưu tập bò sát ở Bảo tàng Florida, cho biết. "Tìm thấy mẫu vật chết khi ăn mồi là điều cực kỳ hiếm gặp, đặc biệt với mức độ hiếm hoi của T. oolitica. Tôi chưa từng kỳ vọng phát hiện mẫu vật như vậy. Tất cả chúng tôi đều sốc".

Một người đi bộ trông thấy con rắn ven đường mòn ở công viên John Pennekamp Coral Reef State ở Key Largo và thông báo cho ban quản lý. Mẫu vật nhanh chóng được chuyển tới Bảo tàng Florida để tìm hiểu chính xác nguyên nhân cái chết của nó.

Cách lý giải hiển nhiên nhất là rắn T. oolitica bị chết ngạt bởi con rết lớn bằng 1/3 kích thước của nó. Nhưng rắn thường ăn con mồi lớn hơn nhiều so với chúng. Khác với hàm răng của con người và phần lớn động vật có xương sống, bộ hàm của rắn có những dây chằng và cơ bắp linh hoạt, cho phép chúng ngoạm quanh con mồi.

Để chắc chắn, nhóm nghiên cứu cần quan sát bên trong cơ thể nó. Trong quá khứ, điều này đòi hỏi mổ xẻ mẫu vật, có thể gây ra tổn hại cản trở nghiên cứu trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà khoa học ứng dụng công nghệ chụp cắt lớp, cho phép xem xét giải phẫu một tổ chức mà không tác động tới mẫu vật. Jaimi Gray, trợ lý nghiên cứu ở bảo tàng, nhuộm con rắn bằng dung dịch iot để tăng cường độ tương phản của mô ruột và xây dựng mô hình 3D từ ảnh chụp.

Mô hình hé lộ một vết thương nhỏ ở bên thân con rắn, nhiều khả năng do cặp răng nanh chứa nọc độc cực mạnh của con rết gây ra. Rắn ăn rết thường có phương thức kháng độc, nhưng giả định này chưa được chứng minh. Vết cắn dường như gây chảy máu trong, nhưng độc tố không đủ mạnh để ngăn con rắn giết chết và nuốt chửng rết.

Thay vào đó, đòn chí mạng dường như là kích thước của con rết. Kết quả kiểm tra kỹ ảnh chụp cắt lớp cho thấy khí quản của con rắn bị thắt vào đúng vị trí chu vi của con rết lớn nhất, chặn đứng đường thở của nó.

T. oolitica từng phát triển mạnh ở rừng thông trải dài từ trung tâm Florida tới quần đảo Keys nhưng sau đó số lượng của chúng sụt giảm mạnh. Loài rắn này nằm trong danh mục bị đe dọa ở Florida từ năm 1975.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim cánh cụt đang ít chung thủy hơn vì... biến đổi khí hậu

Chim cánh cụt đang ít chung thủy hơn vì... biến đổi khí hậu

Cả đời chim cánh cụt chỉ kết đôi với một con đực/cái. Nếu một trong hai chết đi, con còn lại sẽ sống cô độc cả đời. Nhưng tốc độ biến đổi khí hậu nhanh đang thay đổi điều này.

Đăng ngày: 08/09/2022
Golf thủ bất lực, phải dừng trận đấu vì sư tử và linh cẩu tranh mồi giữa sân golf

Golf thủ bất lực, phải dừng trận đấu vì sư tử và linh cẩu tranh mồi giữa sân golf

Những golf thủ buộc phải ngừng chơi để nhường sân cho cuộc đối đầu giành xác hươu cao cổ giữa hai con sư tử giận dữ và đàn linh cẩu đông áp đảo.

Đăng ngày: 08/09/2022
Bức ảnh sư tử đực nhe nanh và sự thật kinh hoàng phía sau

Bức ảnh sư tử đực nhe nanh và sự thật kinh hoàng phía sau

Tấm hình đã lột tả được vẻ đẹp vừa kiêu hãnh, vừa đáng sợ của một con sư tử đực khi nó chuẩn bị tấn công.

Đăng ngày: 07/09/2022
Đi tìm nguồn gốc của chó ngao Tây Tạng

Đi tìm nguồn gốc của chó ngao Tây Tạng

Trên thực tế, lịch sử thuần hóa loài chó của con người vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, những quan điểm được đưa ra chỉ là giả thuyết và còn quá sớm để đưa ra kết luận.

Đăng ngày: 07/09/2022
Cuba chạy đua cứu loài cá sấu hiếm nhất hành tinh

Cuba chạy đua cứu loài cá sấu hiếm nhất hành tinh

Cá sấu Cuba hiện được phân loại " cực kỳ nguy cấp" và chỉ được tìm thấy trong một phạm vi nhỏ tại đầm lầy Zapata.

Đăng ngày: 07/09/2022
Chim mòng biển đang trở nên

Chim mòng biển đang trở nên "xấu tính" với loạt hành vi quá quắt, nguyên nhân xuất phát từ con người!

Mùa hè năm 2019, một người đã ghi lại cảnh tượng bầy chim mòng biển đang “mở party” trên bãi biển Bournemouth với các loại rượu vang và bia mà khách du lịch chưa uống hết.

Đăng ngày: 06/09/2022
Mải săn chim bồ câu, chó rừng bỏ mạng khi rơi vào tầm ngắm của báo hoa mai

Mải săn chim bồ câu, chó rừng bỏ mạng khi rơi vào tầm ngắm của báo hoa mai

Mải bắt chim bồ câu, chó rừng không nhận ra báo hoa mai đang rình rập và bị tấn công bất ngờ.

Đăng ngày: 06/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News