Rắn hổ ma ngừng sinh sản sau hạn hán kéo dài

Lượng mưa ít ỏi làm giảm nguồn thức ăn, khiến rắn hổ ma cái ở Connecticut khó mang thai và sinh con hơn.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Illinois theo dõi số lần sinh sản của rắn hổ ma sống ở bìa rừng gần Meriden, Connecticut, Connecticut, trong đợt hạn hán 5 năm. "Trước nghiên cứu này, chúng tôi biết rất ít về tác động trực tiếp của hạn hán tới quá trình sinh sản ở rắn", Mark A. Davis, nhà sinh vật học bảo tồn trong dự án Khảo sát Lịch sử Tự nhiên Illinois của trường đại học, chia sẻ.

Rắn hổ ma ngừng sinh sản sau hạn hán kéo dài
Rắn hổ ma cái trong khu rừng ở Connecticut. (Ảnh: Chuck Smith).

Rắn hổ ma phải vỗ béo cơ thể để chuẩn bị sinh sản. Trong năm đầu tiên Davis và cộng sự tiến hành khảo sát, sự xuất hiện của đàn ve sầu lớn cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho rắn hổ ma. Vào mùa hè, 20 con rắn cái đẻ tổng cộng 148 con non. 

Năm 2012, năm thứ hai trong cuộc khảo sát, hạn hán bắt đầu và kéo dài suốt 5 năm. Do rắn hổ ma ngủ đông và mang thai ở cùng địa điểm mỗi năm, việc theo dõi tỷ lệ sinh sản thành công của quần thể tương đối dễ. Quan sát của nhóm nghiên cứu cho thấy lượng mưa giảm kéo theo số rắn mang thai ít hơn.

Rắn hổ ma chủ yếu ăn nòng nọc, kỳ giông, các loài bò sát và động vật lưỡng cư nhỏ khác phụ thuộc vào môi trường nước. Khi hạn hán kéo dài, nguồn thức ăn của chúng trở nên ít ỏi. Trong những năm đầu hạn hán, một số con rắn tiếp tục sinh sản và đẻ 6 con rắn non kích thước bình thường mỗi lứa. Tuy nhiên, càng về sau, số rắn cái sinh con càng thấp.

Kết quả khảo sát công bố hôm 24/10 trên tạp chí Scientific Reports chỉ ra rắn hổ ma có sức sống bền bỉ nhưng vẫn chịu tác động từ biến đổi khí hậu. Trong điều kiện các đợt hạn hán dài ngày diễn ra thường xuyên hơn, tỷ lệ sinh sản giảm có thể góp phần thu nhỏ số lượng quần thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rùng mình cảnh rắn độc thứ hai thế giới đứng lên bằng đuôi đuổi theo đớp người

Rùng mình cảnh rắn độc thứ hai thế giới đứng lên bằng đuôi đuổi theo đớp người

Một thợ bắt rắn chuyên nghiệp đã quay được khoảnh khắc con rắn nâu miền đông, thuộc loài rắn độc thứ hai trên thế giới, đuổi theo và có những cú mổ đáng sợ.

Đăng ngày: 04/11/2019
Phát hiện loài sinh vật sống đầu tiên phát sáng màu xanh ở Nam Mỹ

Phát hiện loài sinh vật sống đầu tiên phát sáng màu xanh ở Nam Mỹ

Tác giả nghiên cứu Cassius Stevani, từ Viện Hóa học của Đại học São Paulo nhấn mạnh đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng phát xạ màu xanh từ một sinh vật sống trên đất liền ở Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/11/2019
Sợ tượng hươu cao cổ, voi bỏ ý định phá đồn điền

Sợ tượng hươu cao cổ, voi bỏ ý định phá đồn điền

Lạ lẫm với hươu cao cổ, sinh vật cao lớn đến từ châu Phi, đàn voi có thể sẽ tránh vào đồn điền của nông dân để kiếm ăn.

Đăng ngày: 02/11/2019
Hải âu đực cô đơn 10 năm tìm được bạn tình

Hải âu đực cô đơn 10 năm tìm được bạn tình

Sau khi 4 bạn tình chết, hải âu Rob liên tục thất bại trong việc tìm bạn mới dù vô cùng nỗ lực.

Đăng ngày: 02/11/2019
Thiên thể rơi xuống Trái đất, tiêu diệt hổ răng kiếm 13.000 năm trước

Thiên thể rơi xuống Trái đất, tiêu diệt hổ răng kiếm 13.000 năm trước

Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng cho thấy 13.000 năm trước, một thiên thể rơi xuống Trái Đất và tiêu diệt các loài thú kỷ băng hà như voi mamoth và hổ răng kiếm.

Đăng ngày: 01/11/2019
Một số động vật có thể tự tạm dừng… thai kỳ

Một số động vật có thể tự tạm dừng… thai kỳ

Mặc dù từ những năm 1850, các nhà khoa học đã biết rằng một số loài động vật có khả năng này, nhưng cho đến gần đây nó đã trở nên rõ rang hơn liên quan đến việc mang thai, tế bào gốc và bệnh ung thư của con người.

Đăng ngày: 31/10/2019
Báo đốm Cheetah có nguy cơ tuyệt chủng

Báo đốm Cheetah có nguy cơ tuyệt chủng

Số lượng báo đốm Cheetah tại Trung Đông giảm mạnh do khai thác dầu mỏ làm mất sinh cảnh và buôn bán bất hợp pháp, giá mỗi con từ 6.600- 10.000 USD.

Đăng ngày: 31/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News