Rắn hổ mang cá quần nhau với rắn hổ ma
Hai con rắn hổ mang quấn chặt lấy nhau để phân biệt hơn thua trong cuộc chiến giành quyền giao phối với con cái trong công viên quốc gia ở Arkansas, Mỹ.
Cô Dawn Kelly chứng kiến cuộc giao chiến giữa con rắn hổ mang cá (cottonmouth) và rắn hổ ma (copperhead) trong công viên quốc gia Buffalo National River Park ở Snowball, bang Arkansas, Mỹ hôm 6/9, theo Live Science.
Khi phát hiện con chó nhà hàng xóm chăm chú nhìn vào bụi cỏ, Kelly tiến tới gần để quan sát rõ hơn và phát hiện hai con rắn hổ mang khác loài đang giao đấu kịch liệt.
Hai con rắn hổ mang thăm dò sức mạnh đối phương. (Ảnh: Youtube).
Hai con rắn đực có kích thước tương đương mải mê cuộn quanh cơ thể nhau để đánh giá sức mạnh đối phương đến mức không bận tâm khi Kelly dùng điện thoại quay phim suốt vài phút ở cách đó vài mét.
Theo Kelly, rắn hổ mang cá và rắn hổ ma rất phổ biến trong vùng, dù chúng thường ẩn mình và hiếm gặp hơn những loài rắn khác. Kelly mô tả hai con rắn đực dài hơn 0,6 mét. "Chúng không hề chú ý tới tôi cho đến khi tôi xua con chó đi", Kelly chia sẻ.
Sau khi xem đoạn video, nhà sinh vật học David Steen, giáo sư trợ lý nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Đại học Auburn ở Alabama, cho biết loài rắn rất khó nghiên cứu trong môi trường nuôi nhốt, do đó cách chúng sống và tương tác với nhau vẫn là điều bí ẩn. "Theo tôi biết, chưa có ai ghi lại cảnh hai loài rắn hổ mang khác nhau giao chiến trước đây", Steen nói.
Steen giải thích nhiều khả năng hai con rắn đực tranh giành một con cái ở khuất tầm quan sát. Rắn hổ mang cá và rắn hổ ma không thể giao phối chéo do thuộc hai loài khác nhau. Steen dự định nghiên cứu hành vi kỳ lạ của hai con rắn đực kỹ hơn cùng các nhà nghiên cứu khác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
