Rạn san hô lớn nhất thế giới đối mặt nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn
Điều không ai mong muốn sẽ xảy ra với rạn san hô Great Barrier Reef nay đã trở thành sự thật khi các nhà khoa học mới đây đã phát đi thông báo, rặng san hô lớn nhất thế giới này đang trải qua giai đoạn cận kề với sự diệt vong.
Theo trang ScienceAlert đưa tin, trải qua một mùa hè nóng nực ở Úc và cuộc điều tra mới nhất cho thấy, hơn 2/3 rặng san hô Great Barrier Reef đã bị phá hủy nghiêm trọng do nạn tẩy trắng san hô.
Sự việc này chỉ diễn biến chưa đầy 12 tháng sau khi số liệu ghi nhận có tới 93% rạn san hô tại Great Barrier Reef đã bị phá hủy nghiêm trọng vào năm 2016. Tuy nhiên năm nay, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn và lan dần về phía Nam của dải san hô.
Sẽ mất nhanh nhất khoảng một thập kỷ để toàn bộ rạn san hô có thể phục hồi.
Số liệu từ cuộc điều tra mới nhất cho thấy, trong chiều dài hơn 2.300km của dải san hô Great Barrier Reef, đã có 1.500km san hô bị tẩy trắng. Nếu như năm ngoái, hiện tượng El Nino là nguyên nhân hàng đầu khiến san hô chết do sự thay đổi đột ngột của luồng nước biển, thì năm nay, vấn đề lại rất khác.
Các nhà nghiên cứu ước tính, sẽ mất nhanh nhất khoảng một thập kỷ để toàn bộ rạn san hô có thể phục hồi, tuy nhiên sẽ phải cần tới 1 hoặc 2 năm không xảy ra hiện tượng tẩy trắng san hô.
Được biết đây là lần thứ tư, rạn san hô Great Barrier Reef bị tàn phá nghiêm trọng do tác động của tự nhiên. Những lần trước vào năm 1998, 2002, 2016 và hiện tại là 2017. Theo James Kerry, nhà nghiên cứu tại Trung tâm ARC chuyên về rạn san hô thuộc ĐH. James Cool, các dải san hô trắng ở đây không hoàn toàn đã chết, chúng chỉ đang được liệt vào nhóm có khả năng bị chết cao nhất do tác động của môi trường.
Sự can thiệp từ nhiệt độ vô tình khiến san hô không còn khả năng tự nuôi sống, dần hóa màu trắng và ngừng phát triển.
Hiện tượng tẩy trắng san hô xảy ra khi nhiệt độ nước trở nên ấm hơn, loại tảo có tên zooxanthellae, sống cộng sinh cùng Polyp có trong san hô sẽ sinh ra các gốc oxy độc hại. Lúc này, loài sinh vật thân mềm Polyp sẽ đẩy loài tảo zooxanthellae ra khỏi san hô, khiến san hô không thể quang hợp và lấy dinh dưỡng như bình thường.
Sự can thiệp từ nhiệt độ vô tình khiến san hô không còn khả năng tự nuôi sống, dần hóa màu trắng và ngừng phát triển. Tảo zooxanthellae sống công sinh trực tiếp trong san hô cùng với Polyp.
Theo đánh giá của Jon Brodie, chuyên gia về chất lượng nước thuộc trường ĐH. James Cook cho biết, rạn san hô Great Barrier Reef đang rơi vào giai đoạn cuối cùng, không thể kiểm soát. Brodie cũng cho rằng, chính phủ Úc đã bỏ cuộc trước cuộc chiến bảo vệ sự sống còn của dải san hô Great Barrier Reef.
Bạn có thể thấy sự tàn phá của hiện tượng tẩy trắng san hô năm nay với năm ngoái trong bản đồ dưới đây.
Các rạn san hô đang phải vật lộn với nhiều hơn các tác động bủa vây.
Thiệt hại từ hiện tượng tẩy trắng đã lan rộng tới 500km về phía Nam (màu đỏ biểu thị cho tình trạng tẩy trắng san hô đang xảy ra)
Nhà nghiên cứu hàng đầu Terry Hughes khẳng định, các rạn san hô đang phải vật lộn với nhiều hơn các tác động bủa vây. Khi nhiệt độ gia tăng, san hô sẽ phải trải qua nhiều biến cố hơn. Cụ thể với mức nhiệt độ nóng lên 1 độ C cho tới nay đã gây ra tới 4 sự kiện nghiêm trọng trong vòng 19 năm trở lại đây.
Hơn hết giải pháp hàng đầu được đưa ra trong lúc này, đó là cắt giảm khí thải nhà kính CO2, nguyên nhân hàng đầu khiến nhiệt độ toàn cầu và đại dương gia tăng. Sự giảm đà tăng nhiệt toàn cầu dù chưa phải là giải pháp dứt điểm, tuy nhiên sẽ đảm bảo phần nào an toàn cho rạn san hô còn lại, đồng thời tiếp tục nuôi hy vọng phục hồi rải san hô đã chết trong tương lai.