"Rãnh lửa" sâu 20.000km xuất hiên trên bề mặt Mặt trời

Các sợi plasma thoát ra từ rãnh lửa sâu ít nhất 20.000 km và dài 200.000 km, xuất hiện trên bề mặt Mặt trời hôm 3/4.


Rãnh lửa phun ra sợi plasma tích điện. (Ảnh: NASA)

Đợt phun trào plasma mới nhất sẽ giải phóng những luồng gió Mặt trời mang từ tính cực mạnh, tạo thêm nhiều cực quang ở Trái đất vào cuối tuần. Cơ quan dự báo thời tiết Anh Met Office xác nhận hai vụ phun trào sợi plasma xảy ra ở vùng trung tâm phía nam của Mặt trời. Vệ tinh quan sát ở dải cực tím của quang phổ điện từ và kính viễn vọng mặt đất sử dụng bước sóng hồng ngoại đều có thể trông thấy vụ phun trào.

Sợi plasma đầu tiên bắn ra từ Mặt trời vào khoảng 23h hôm 3/4, sợi thứ hai xuất hiện sau đó vào 5h ngày 5/4 theo giờ Hà Nội. Cả hai sự kiện đều đi kèm cơn phun trào nhật hoa (CME), hoạt động phóng plasma tích điện từ tầng thượng quyển của Mặt trời. Khi phóng tới Trái đất, CME có thể tác động tới từ trường, gây ra bão địa từ. Những cơn bão địa từ mạnh có thể làm gián đoạn kết nối vệ tinh và gây thiệt hại cho thiết bị điện tử trên quỹ đạo. Trong một số trường hợp, chúng còn làm rối loạn mạng lưới điện trên mặt đất.

CME liên quan tới sợi plasma hôm 3/4 sẽ tới Trái đất vào khoảng 22h ngày 6/4 theo giờ Hà Nội, tạo ra bão địa từ nhẹ cấp G1 hoặc G2. Do từ trường Trái đất yếu nhất ở hai cực, các hạt từ tính từ CME có thể tiến sâu vào khí quyển hành tinh tại những khu vực này. Tương tác giữa hạt từ Mặt trời và hạt trong khí quyển sẽ tạo ra cực quang rực rỡ.

Theo Met Office, môi trường địa từ trên Trái đất sẽ trở nên tĩnh lặng hơn trong những ngày tới do vết đen Mặt trời hoạt động mạnh gần đây quay ra xa Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News