Rau sạch theo công nghệ Israel là cực kỳ an toàn? Không hẳn

Người Israel ăn rau quả được tưới bằng nước thải tái chế đang gia tăng sự phơi nhiễm với chất có trong thuốc động kinh.

Chúng ta đều biết rằng Israel có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao. Rất nhiều công nghệ và quy trình hiện đại được đất nước này áp dụng trong trồng trọt để khắc phục sự bất lợi về điều kiện canh tác, điển hình là thiếu nước ngọt.

Tuy nhiên, một trong số những công nghệ này đang bộc lộ sự mất an toàn. Cụ thể, tình trạng khan hiếm nước ngọt đang khiến Israel tăng cường sử dụng nước thải tái chế để tưới cho cây trồng. Đồng thời, điều này cũng gia tăng sự phơi nhiễm hóa chất trong thực phẩm của họ.

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đa ngành đến từ Đại học Hebrew và Trung tâm Y tế Hadassah của Israel đã phát hiện: người ăn rau quả trồng trong đất tưới bằng nước thải tái chế bị phơi nhiễm với một chất hóa học có tên carbamazepine. Hợp chất này có nguồn gốc từ một loại thuốc chống động kinh, và xuất hiện nhiều trong nước thải.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Science & Technology.

Rau sạch theo công nghệ Israel là cực kỳ an toàn? Không hẳn
Công nghệ tưới nhỏ giọt nổi tiếng của nông nghiệp Israel.

"Israel là quốc gia tiên phong trên thế giới sử dụng nước thải thu hồi và tái chế trong lĩnh vực nông nghiệp", giáo sư Benny Chefetz của Khoa Nông nghiệp và thực phẩm môi trường, Đại học Habrew cho biết. Vì vậy, sẽ là cần thiết để thực hiện các nghiên cứu đánh giá sức khỏe của người tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sử dụng nước thải tái chế có bị ảnh hưởng. Công trình của giáo sư Chefetz là nghiên cứu đầu tiên hướng đến mục đích cụ thể này.

"Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, chúng tôi đã chứng minh rằng những người khỏe mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tưới bằng nước thải tái chế có sự xuất hiện của carbamazepine và các chất chuyển hóa trong nước tiểu. Trong khi đó, người ăn rau quả tưới bằng nước sạch hầu như không phát hiện mức độ carbamazepine", giáo sư Ora Paltiel, hiệu trưởng Trường Y tế động đồng thuộc Đại học Hebrew nói.

Nghiên cứu theo dõi 34 người cả nam và nữ, được chia làm 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được định hướng tiêu thụ rau quả tưới bằng nước thải tái chế trong 1 tuần, sau đó chuyển sang sản phẩm tưới bằng nước sạch. Nhóm thứ 2 thực hiện theo thứ tự ngược lại.

Các tình nguyện viên tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp gồm: cà chua, dưa chuột, ớt và rau diếp. Ngoài ra, họ ăn theo một chế độ bình thường và uống nước đóng chai được đồng bộ hóa suốt thời gian nghiên cứu.

Rau sạch theo công nghệ Israel là cực kỳ an toàn? Không hẳn
Ý tưởng của nghiên cứu được trình bày trong báo cáo.

Các nhà khoa học thực hiện đo nồng độ carbamazepine trong sản phẩm tươi đầu vào và trong nước tiểu của tình nguyện viên sau khi tiêu thụ chúng. Thời điểm ban đầu trước khi ăn rau quả tưới bằng nước thải tái chế, carbamazepine không được phát hiện, hoặc nếu có đều ở nồng độ rất thấp. Sau 7 ngày, những người ở nhóm thứ nhất đã phát hiện mức định lượng rõ ràng của carbamazepine, nhóm thứ 2 không có sự thay đổi.

"Sản phẩm nông nghiệp sử dụng nước thải tái chế cũng trưng bày một mức độ carbamazepine cao hơn đáng kể so với sử dụng nước sạch", giáo sư Paltiel nói. "Rõ ràng những người tiêu thụ sản phẩm trên đất được tưới bằng nước thải tái chế đang gia tăng sự phơi nhiễm với chất có trong thuốc động kinh này. Mặc dù mức độ phát hiện của nó thấp hơn nhiều so với bệnh nhân sử dụng thuốc thực sự".

Thêm vào kết luận, giáo sư Chefetz cho biết: "Đây là bằng chứng cho ý tưởng người tiêu dùng đang phơi nhiễm với các hợp chất trong dược phẩm thông qua tiêu hóa sản phẩm nông nghiệp thương mại". Dữ liệu cung cấp trong nghiên cứu có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá mức độ rủi ro cho vấn đề này. Trong tương lai, nhiều nghiên cứu tương tự cũng sẽ phải được thực hiện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News