Rệp tấn công New York: Nhiều như mưa đá, chui cả vào tóc, mũi người đi đường

Cảnh tượng đáng kinh ngạc không khác gì một "thảm họa tự nhiên". 

Rệp tấn công New York

Khi Martin DuPain trở về nhà vào chiều Thứ Năm (13/7), anh đã bị một đám sinh vật có cánh nhỏ xíu tấn công. Chúng dính trên tóc, áo và cả trong mũi anh.

Chỉ khi anh hắt hơi, chúng mới bay ra.


Những con rệp vừng bám vào tóc người đi đường.

Lúc đầu, DuPain nghĩ rằng đó có thể là tro bụi từ các đám cháy rừng lan theo gió thổi nhưng anh nhanh chóng phát hiện ra điều ngược lại. Một số còn sống và đang bay. Anh chạy thẳng vào tắm.

Người dân New York giờ đây mỗi lần bước ra đường đều như đang chơi một trò chơi mạo hiểm: Họ bước vào một bầy sinh vật nhỏ xíu, một số người dùng tay cố xua chúng đi, những người khác che miệng và mũi, có người thì đeo khẩu trang.

Giáo sư David Lohman, một nhà côn trùng học tại Đại học Thành phố New York cho biết, bầy sinh vật này là loài rệp vừng.

Rệp vừng phổ biến trên khắp nước Mỹ. Chúng là loài côn trùng nhỏ, hình quả lê, có nhiều màu sắc khác nhau, từ xanh lá cây, đỏ-vàng đến đen, nâu-xám.

Ông cho biết, đây là hiện tượng khá bất thường vì loài rệp này thường xuất hiện ở New York vào sau mùa hè. Theo ông, có thể do mùa đông năm ngoái trở nên ấm áp hơn đã góp phần khiến cho đồng hồ sinh học của loài rệp này hoạt động sai lệch.

Chuyên gia về rệp, Natalie Hernandez, cho hay các vụ cháy rừng và biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện sinh trưởng cho chúng.

Andy Jensen, một nhà nghiên cứu rệp khác, bổ sung: "Khói có thể cho phép rệp tồn tại lâu hơn vào mùa hè so với bình thường. Nhiều cá thể rệp sinh trưởng chậm lại hoặc ngừng sinh sản trong cái nóng của mùa hè".


Rệp vừng tấn công New York. (Ảnh: Getty).

Không đáng lo lắng

Trước "thảm họa" rệp bay, Sở Y tế Công cộng New York cho biết, dù nguyên nhân là gì thì người dân cũng không phải lo lắng.

"Mặc dù điều này có thể gây khó chịu nhưng những con côn trùng này không gây ra rủi ro sức khỏe cộng đồng".

Các chuyên gia tiết lộ, quần thể này sẽ không tồn tại lâu hơn nữa. Điều này khiến Jeremy Cohen, người có sở thích đạp xe ở Brooklyn, cảm thấy nhẹ nhõm vì mỗi lần ra đường, anh cảm giác như thể mình đang bị mưa đá tạt vào người.

Nhiều lúc, anh phải điều khiển xe đạp bằng một tay, còn tay kia che miệng và mũi.

"Tôi biết chất lượng không khí rất tệ nhưng tôi chỉ cho rằng đó là những mảnh vụn từ đám cháy rừng... Sau đó, tôi dần dần nhận ra có một đàn bọ đang bay xung quanh", anh nói.

Trong khi một số người cho rằng lũ côn trùng thật phiền phức thì Lohman tỏ ra thích thú.

"Sự xuất hiện của những con rệp này báo hiệu một điều tuyệt vời: New York có (môi trường) hữu cơ!", anh nói. "Nếu việc sử dụng thuốc trừ sâu phổ biến thì sẽ không có nhiều rệp như thế này".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loại rau

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn

Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News