Rô-bốt kéo dài tuổi thọ cho vệ tinh
Hai công ty của Canada và Mỹ đang xây dựng một tàu vũ trụ mới, hoạt động như rô-bốt hay máy móc trong không gian, có thể kéo dài tuổi thọ của các vệ tinh quay quanh Trái đất.
>>> Robot sẽ biết "suy nghĩ"?
>>> Video: Hệ thống SOINN giúp robot phục vụ nước
Trong đó Công ty MacDonald, Dettwiler và Associates Ltd (MDA) Canada sẽ thiết kế một tàu vũ trụ có chức năng như một trạm xăng có thể bay tiếp nhiên liệu cho vệ tinh. Còn Công ty Vivisat, thành viễn của Nhà sản xuất tên lửa Alliant Techsystems (ATK) và công ty không gian vũ trụ Mỹ thì cung cấp một cỗ xe có khả năng thực hiện dịch vụ vệ tinh trong quỹ đạo.
Dịch vụ vệ tinh tiếp nhiên liệu, cung cấp động cơ, sửa chữa và
định vị có thể kéo dài tuổi thọ cho vệ tinh (Ảnh: Space)
Đồng thời với việc kéo dài tuổi thọ cho các vệ tinh trong quỹ đạo, đây có thể là một bước chuyển cho ngành công nghiệp này.
Trước đây, nhiên liệu vệ tinh được nạp ở lần đầu bay lên. Khi hết nhiên liệu, vệ tinh bị chết và gây ra những lộn xộn trong quỹ đạo tầng thấp của Trái Đất. Chúng còn có nguy cơ va chạm với các vệ tinh khác, hoặc rơi xuống Trái Đất mà không thể kiểm soát được, như vệ tinh UARS của NASA đã lao xuống Thái Bình Dương vào cuối tháng 9 vừa qua.
Thiết bị do MDA thiết kế, được gọi là cỗ máy dịch vụ cơ sở hạ tầng không gian (SIS) không chỉ đơn giản như một trạm nhiên liệu, nó còn được trang bị với cánh tay rô-bốt và bộ công cụ, cho phép kiểm tra, định vị lại, kéo và sửa chữa nhỏ các vệ tinh. Đầu năm nay, MDA cũng đã ký hợp đồng dịch vụ SIS đầu tiên, trị giá 280 triệu đô la, với Công ty dịch vụ vệ tinh truyền thông Intelsat có trụ sở tại Washington và Luxembourg.
Ngoài MDA còn có Vivisat của Mỹ cũng đang phát triển dịch vụ vệ tinh trong quỹ đạo. Vivisat còn gọi là Mission Extension Vehicle (MEV), được thiết kế để trạm tới vệ tinh. Nhưng thay vì tiếp nhiên liệu, MEV sẽ cung cấp động cơ và kiểm soát trạng thái hoạt động của vệ tinh. MEV cũng có thể định vị lại vị trí bị sai lệch của các vệ tinh còn nhiên liệu hoặc di chuyển vệ tinh tới vị trí mới để thực hiện những nhiệm vụ mới.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
