Robot của NASA phát hiện manh mối quý giá về sự sống trên sao Hỏa

Với nhiều người, những hòn đá chỉ là thứ vô giá trị, nhưng với các nhà khoa học của NASA, chúng lại thứ vô cùng quý giá, khi đã mở cánh cửa khám phá những điều chưa biết về hành tinh “anh em” với Trái đất của chúng ta.

Mới đây, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố hình ảnh một mẫu vật đá được thu thập bởi tàu thám hiểm Curiosity trên bề mặt sao Hỏa. Mẩu đá này được đặt tên là Strathdon, và nó đã gợi mở rất nhiều điều cho các nhà khoa học về hình thái của hành tinh này khi còn trong tình trạng “ẩm ướt”.


Tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã có một phát hiện quan trọng về sự sống trên sao Hỏa.(Ảnh: NASA).

Mẩu đá này trông như tập hợp của các mảnh vỡ nhỏ li ti, thứ chỉ có thể được hình thành ở những nơi đất sét được bồi đắp và làm cứng lại thành từng lớp xếp chồng lên nhau trên diện rộng. Dù trước đó tàu Curiosity đã được tiếp cận với sự hình thành của nhiều dạng trầm tích khác nhau, nhưng riêng mẩu đá này lại có đặc tính rất riêng biệt.

Theo như lý giải của NASA, đây được coi như minh chứng cho sự tồn tại của các dòng nước, luồng gió, hay thậm chí cả 2 yếu tố trên, ở bề mặt sao Hỏa.

“Chúng tôi đã nhìn thấy quá trình tiến hóa của những hồ nước cổ được ghi nhận trong các mẫu vật đá này”, Valerie Fox, giáo sư Viện công nghệ California, Mỹ, cho biết. “Không chỉ dừng ở phạm vi một hồ nước tĩnh, mà nó còn giúp chúng ta tiếp tục phát triển góc nhìn từ quan điểm cho rằng Sao Hỏa chỉ đơn giản chuyển từ trạng thái ẩm ướt sang khô hạn. Thay vì là một quá trình có tuần tự, lịch sử hình thành các nguồn nước tại đây còn phức tạp hơn chúng ta tưởng”.

Một dòng nước cổ xưa chảy len lỏi trên bề mặt của một sao Hỏa đang ấm lên với tầng khí quyền dày hơn Trái đất, thoạt nghe có vẻ như một dấu hiệu của sự sống, tuy nhiên điều này vẫn chưa được các nhà khoa học xác nhận. Dù Curiosity từ lâu đã khám phá được rằng hành tinh này vẫn rất thích hợp cho sự sống của các loài vi sinh vật, nhưng giới nghiên cứu vẫn chưa thể xác minh có tồn tại sự sống trên sao Hỏa hay không.

NASA phát hiện khí methane, dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa

Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Đăng ngày: 17/01/2025
Độc đáo ảnh robot NASA

Độc đáo ảnh robot NASA "tự sướng" trên… sao Hỏa

Qua những hình ảnh mới nhất, chúng ta có thể thấy Mars Curiosity rover đang lang thang trên một hoang mạc với những dãy núi đá hùng vĩ phía xa.

Đăng ngày: 28/03/2020
Vì sao hoàng hôn trên sao Hoả có màu xanh?

Vì sao hoàng hôn trên sao Hoả có màu xanh?

Không ít người thắc mắc vì sao sao Hoả được mệnh danh là hành tinh đỏ nhưng lại có hoàng hôn màu xanh dương lạ mắt.

Đăng ngày: 08/01/2020
Xây “ốc đảo xanh” để trồng cây trên sao Hỏa, tại sao không?

Xây “ốc đảo xanh” để trồng cây trên sao Hỏa, tại sao không?

Các nhà khoa học tự tin đã giải được bài toán trồng lương thực trong môi trường khắc nghiệt trên sao Hỏa, với những tấm thảm vật liệu biến đổi địa hình thành đất thích hợp canh tác

Đăng ngày: 24/07/2019
NASA phát hiện khí methane, dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa

NASA phát hiện khí methane, dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa

Sao Hỏa đang phát ra lượng lớn một loại khí có thể là dấu hiệu của sự sống của vi khuẩn trên hành tinh này.

Đăng ngày: 24/06/2019
Bí ẩn ánh sáng trắng kỳ quái xuất hiện chớp nhoáng trên sao Hỏa

Bí ẩn ánh sáng trắng kỳ quái xuất hiện chớp nhoáng trên sao Hỏa

Hình ảnh được tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity của NASA chụp lại cho thấy vệt sáng trắng bí ẩn không thể lý giải trên hành tinh Đỏ.

Đăng ngày: 22/06/2019
Bí ẩn những đám mây trên sao Hỏa

Bí ẩn những đám mây trên sao Hỏa

Trên Trái Đất, các phân tử nước dính vào những hạt muối biển nhỏ hoặc bụi thổi vào không khí tạo thành những đám mây trắng.

Đăng ngày: 19/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News