Robot đào mỏ 25 tấn mắc kẹt dưới đáy Thái Bình Dương

Nguyên mẫu của cỗ máy đào mỏ dưới biển sâu bị đứt cáp nối với con tàu trên mặt nước trong lúc làm nhiệm vụ.

Robot đào mỏ 25 tấn mắc kẹt dưới đáy Thái Bình Dương
Robot đào mỏ nằm ở đáy biển. (Ảnh: GSR).

Tai nạn xảy ra giữa chương trình thử nghiệm và nghiên cứu kéo dài một tháng, dấy lên tranh cãi về những kế hoạch khai thác khoáng sản ở đáy biển. Robot có tên Patania II được phát triển bởi công ty GSR ở Bỉ để thu thập các khối đá nhỏ gọi là nodule. GSR triển khai robot ở vùng biển thuộc Thái Bình Dương mà công ty được cấp phép thám hiểm. Cáp nối đứt khi giai đoạn đầu của thử nghiệm gần hoàn thành.

"Trong chuyến lặn cuối cùng xuống khu vực, một điểm nâng bị tách rời và Patania II giờ đây nằm ở đáy biển. Chúng tôi đã bắt đầu công tác nối lại điểm nâng và sẽ cập nhật tình hình", phát ngôn viên của GSR, cho biết.

Nếu cỗ máy được giải cứu thành công, GSR sẽ tiếp tục triển khai robot để nghiên cứu sâu hơn ở vùng biển của Đức. Nhưng công ty không thể đảm bảo thu hồi thành công ở độ sâu lớn như vậy.

"Thật mỉa mai khi một công ty muốn khai thác kim loại từ đáy biển lại đánh rơi cỗ máy ở đó. Thất bại vận hành này chắc chắn là cảnh báo khai thác mỏ dưới biển sâu quá rủi ro. Việc mất kiểm soát với cỗ máy khai thác mỏ 25 tấn ở đáy Thái Bình Dương có thể nhấn chìm ý tưởng này", tiến sĩ Sandra Schoettner, nhà sinh vật học của tổ chức Hòa bình xanh trên tàu Rainbow Warrior ở Thái Bình Dương, cho biết.

Hai năm trước, công ty GSR cũng phải dừng thử nghiệm một nguyên mẫu nhỏ hơn sau khi cáp nối bị hư hại. Một cỗ máy đào mỏ khác tên Apollo II do công ty ở Hà Lan thiết kế, cũng hỏng hóc do đất đá, cát và nhiễu động ở vùng biển nông ngoài khơi Tây Ban Nha cách đây 2 năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những con

Những con "giun điên" oanh tạc rừng của 15 bang Mỹ

Trông giống như những con giun đất bình thường, nhưng chúng có thể quằn quại, nhảy và thậm chí rụng đuôi để thoát khỏi nguy hiểm.

Đăng ngày: 28/04/2021
Thiếu vật liệu xây nhà, hải ly gặm đứt cáp quang ngầm, 2.000 người mất mạng Internet

Thiếu vật liệu xây nhà, hải ly gặm đứt cáp quang ngầm, 2.000 người mất mạng Internet

Hàng loạt sự cố Internet liên hoàn được gây ra bởi sở thích xây đập ngăn nước của loài gặm nhấm độc đáo ở Canada.

Đăng ngày: 27/04/2021
'Hai con dê qua cầu' giữa đời thực: Rắn xanh đụng độ cầy tai trắng khi qua đường, không con nào nhường con nào!

'Hai con dê qua cầu' giữa đời thực: Rắn xanh đụng độ cầy tai trắng khi qua đường, không con nào nhường con nào!

Cả hai đều không chịu nhường đường cho nhau và một trận chiến là điều không thể tránh khỏi.

Đăng ngày: 25/04/2021
Tiếng chó sủa có ý nghĩa gì?

Tiếng chó sủa có ý nghĩa gì?

Tiếng chó sủa không phải là lời nói nhưng có thể truyền đạt những thông tin quan trọng.

Đăng ngày: 24/04/2021
Làm thế nào mà loài nhện Tarantula nhỏ bé có thể “đi khắp đó đây”?

Làm thế nào mà loài nhện Tarantula nhỏ bé có thể “đi khắp đó đây”?

Nhện Tarantula được xem là một “kẻ nghiện nhà” thực thụ khi mà con cái hiếm khi rời khỏi hang.

Đăng ngày: 23/04/2021
Chó có thể nhận biết “mùi

Chó có thể nhận biết “mùi" virus từ nước tiểu

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh, chó có thể nhận biết mùi vi-rút SARS-CoV-2 trong nước tiểu với độ chính xác lên tới 96%.

Đăng ngày: 23/04/2021
Nhật Bản phát hiện loài rết khổng lồ mới sau hơn 1 thế kỷ

Nhật Bản phát hiện loài rết khổng lồ mới sau hơn 1 thế kỷ

Scolopendra alcyona, một loài rết khổng lồ, lưỡng cư mới được tìm thấy gần đây trên một số hòn đảo trong một quần đảo ở Nhật Bản

Đăng ngày: 23/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News