Robot tự hành của Trung Quốc phát hiện khoáng chất lạ trên Mặt Trăng

Robot thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc 2 (Yutu 2) đã tìm thấy một khoáng chất lạ bên trong miệng núi lửa trên Mặt Trăng.

Tàu vũ trụ và thăm dò không người lái Hằng Nga 4 (Chang'e 4) của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 3/1 đã hạ cánh thành công trên khu vực Cực Nam - lòng chảo Aitken. Đây là miệng núi lửa lớn nhất, sâu nhất và cổ xưa nhất trên bề mặt của Mặt Trăng.

Kể từ khi hạ cánh, tàu vũ trụ này đã gửi về nhiều hình ảnh của bề mặt Mặt Trăng. Theo Cnet, ngày 31/8, robot thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc 2 đã phát hiện ra một khoáng chất lạ bên trong miệng núi lửa, giống “gel”.

Robot tự hành của Trung Quốc phát hiện khoáng chất lạ trên Mặt Trăng
Miệng núi lửa trên Mặt Trăng. (Ảnh: CNSA).

Trước đó, một thành viên của nhóm Chang’e 4 khi xem những hình ảnh chụp trên bề mặt Mặt Trăng thì nhận thấy có một vật liệu màu sắc kỳ lạ, khác biệt với đất xám xung quanh.

Nhóm nghiên cứu nhanh chóng đưa Thỏ Ngọc 2 quay lại miệng núi lửa để nhìn rõ hơn vật thể này. Đi cùng robot thám hiểm là một thiết bị có thể đánh giá thành phần của vật liệu.

Nhóm nghiên cứu không cho biết đây là khoáng chất gì và không chia sẻ thêm những hình ảnh của vật liệu kỳ lạ này. Tuy nhiên, họ đã cung cấp một hình ảnh trong quá trình đi đến miệng núi lửa của robot Thỏ Ngọc 2.

Robot tự hành của Trung Quốc phát hiện khoáng chất lạ trên Mặt Trăng
Quá trình đi đến miệng núi lửa của robot Thỏ Ngọc 2. (Ảnh: CNSA).

Nhiều ý kiến cho rằng khoáng chất lạ này có liên quan đến người ngoài hành tinh. Trong khi một số nhà nghiên cứu nhận định đây có thể là thủy tinh nóng chảy được tạo ra sau những va chạm của sao băng.

Hằng Nga 4 được đánh giá là bước tiến lớn của Bắc Kinh trong tham vọng chạy đua thám hiểm vũ trụ với Washington và Moscow. Sứ mệnh thăm dò lần này đặt mục tiêu thu thập các số liệu đo đạt chi tiết về địa hình bề mặt Mặt Trăng.

Nhiều nghiên cứu cho rằng khu vực lòng chảo Aitken được hình thành sau một vụ va chạm thiên thể cực lớn khi trong giai đoạn đầu sau khi Mặt trăng hình thành. Vụ va chạm có thể đã đưa nhiều vật chất sâu dưới lòng đất lên lớp bề mặt. Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng Hằng Nga 4 có thể thông qua vụ va chạm cổ xưa để hiểu thêm về sự hình thành của vệ tinh Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh SpaceX suýt va chạm với vệ tinh châu Âu

Vệ tinh SpaceX suýt va chạm với vệ tinh châu Âu

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đốt động cơ đẩy trên vệ tinh Aeolus, điều khiển nó bay tránh vệ tinh Starlink 44 của SpaceX hôm 2/9.

Đăng ngày: 04/09/2019
Hành tinh vỡ tan, rơi vật chất lạ xuống nước Úc

Hành tinh vỡ tan, rơi vật chất lạ xuống nước Úc

Cuộc nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ đã lần ra mẹ của viên đá không gian Wedderburn: một ngoại hành tinh bị kẻ tấn công từ vũ trụ lao vào, vỡ tan.

Đăng ngày: 03/09/2019
Trạm đổ bộ Ấn Độ chuẩn bị đáp xuống Mặt trăng

Trạm đổ bộ Ấn Độ chuẩn bị đáp xuống Mặt trăng

Trạm Vikram tách khỏi tàu vũ trụ Chandrayaan-2 lúc 14h45 chiều hôm 2/9 (giờ Hà Nội), chuẩn bị hạ cánh xuống gần cực nam Mặt Trăng.

Đăng ngày: 03/09/2019
Các nhà khoa học vừa tìm ra

Các nhà khoa học vừa tìm ra "Hỏa tinh" ngay trên Trái đất

Theo Digital Trends, đội ngũ giám sát của 2 sứ mệnh Mars 2020 (NASA) cùng ExoMars (châu Âu và Nga) đã có chuyến thực nghiệm tại một khu vực ở Australia.

Đăng ngày: 01/09/2019
Phát hiện

Phát hiện "mặt trăng nham thạch" ngoài Hệ Mặt trời

Các nhà thiên văn học tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một mặt trăng chưa từng được biết tới với đầy rẫy núi lửa hoạt động.

Đăng ngày: 31/08/2019
NASA kích hoạt đồng hồ nguyên tử mới mở đường cho các nhiệm vụ lên sao Hỏa

NASA kích hoạt đồng hồ nguyên tử mới mở đường cho các nhiệm vụ lên sao Hỏa

Đồng hồ nguyên tử Deep Space đã được ra mắt vào tháng 6 và cuối cùng đã được kích hoạt chính thức vào cuối tháng 8 vừa qua.

Đăng ngày: 30/08/2019
Phi hành gia robot đầu tiên vừa lái tàu không gian đến trạm ISS

Phi hành gia robot đầu tiên vừa lái tàu không gian đến trạm ISS

Skybot F850 tự mình "lái" tàu Soyuz cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 27/8. Đây là phi hành gia robot đầu tiên trên thế giới làm được việc này.

Đăng ngày: 29/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News